Saturday, October 20, 2012

Người Do Thái


Người Do Thái

Người Do Thái đã chịu một lịch sử lâu dài bị đàn áp và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau, và dân số và phân bố dân số của họ thay đổi qua nhiều thế kỉ. Ngày nay, đa số các nguồn tin cậy đều đặt dân số Do Thái giữa 12 đến 14 triệu . Theo như báo Jewish Agency, trong năm 2007 có 13.2 triệu người Do Thái trên toàn thế giới; 5.4 triệu (40.9%) ở Israel, 5.3 triệu (40.2%) ở Hoa Kỳ và số còn lại rải rác khắp thế giới
Người Do Thái và đạo Do Thái

Nguồn gốc của người Do Thái theo truyền thống là vào khoảng 1800 TCN với những câu chuyện ghi lại trong Kinh Thánh về sự ra đời của đạo Do Thái.
Merneptah Stele, niên đại vào khoảng 1200 TCN, là một trong những tài liệu khảo cổ xưa nhất của người Do Thái sinh sống trong vùng đất Israel, nơi Do Thái giáo, tôn giáo độc thần đầu tiên được phát triển. Theo những câu chuyện chép lại trong Kinh Thánh, người Do Thái hưởng thụ những giai đoạn tự chủđầu tiên dưới những quan tòa từ Othniel cho tới Samson, sau đó vào khoảng năm  1000 TCN, vua David thiết lập Jerusalem như là kinh đô của Liên hiệp Vương quốc Israel và Judah và từ đó cai quản Mười hai bộ lạc của Israel.
Vào năm 970 TCN, con của vua David là vua Solomon trở thành vua của Israel. Trong vòng mười năm, Solomon bắt đầu xây dựng Đền thờ thiêng liêng được biết đến như là Đền thờ Đầu tiên. Khi Solomon chết (khoảng 930 TCN), mười bộ lạc phía bắc tách ra để thành lập Vương quốc Israel. Vào năm 722 TCN người xứ Assyria chinh phục vương quốc Israel và làm người Do Thái phải sống lưu vong, bắt đầu một cộng đồng Do Thái hải ngoại. Vào thời đại di chuyển và du lịch khá hạn chế, người Do Thái trở thành những người dân tỵ nạn đầu tiên và dễ bị chú ý nhất. Ngày xưa cũng như bây giờ, dân di cư được đối xử với sự nghi ngờ.
Giai đoạn Đền Thờ thứ nhất kết thúc vào khoảng 586 trước Công Nguyên, khi vua nước Babylon là Nebuchadnezzar II thân chinh đốc suất đại binh phạt Vương quốc Judah và phá hủy Đền thờ Do Thái. Ông ta cướp bóc sạch sành sanh các kho báu trong đền thờ, và còn đày ải nhiều người Do Thái. Những người Do Thái khác từ đó cũng phải đi tha hương để định cư ở nơi khác. Vào năm 538 trước Công Nguyên, vua Belshazzar khi đang dự yến tiệc ở kinh thành Babylon thì bỗng thấy có bàn tay người hiện ra viết một dòng chữ lên tường thành, vội triệu tiên tri Daniel vào hỏi thì ông giải nghĩa dòng chữ, rằng Thiên Chúa đã phán quyết Đế quốc Babylon đã đến hồi diệt vong. Quả nhiên, vua nước Ba Tư thân chinh điều động binh mã tinh nhuệ phạt nước Babylon và lật đổ Belshazzar, tiêu diệt luôn cả Đế quốc của ông ta. Sau thắng lợi vang dội này, Cyrus Đại Đế liền ban bố Thánh chỉ:
“ Cyrus, vua Ba Tư, nói như vầy: Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã ban cho ta các nước thế gian, và biểu ta xây cất cho Ngài một cái đền ở tại Jerusalem trong xứ Judah. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, hãy trở lên Jerusalem; nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời của người ấy ở cùng người! ”
—Cyrus Đại Đế
Thế rồi, không những dân Do Thái mà tất cả các dân tộc tù đày trong Đế quốc Babylon đều được vua Cyrus Đại Đế ban bố tự do cho trở về cố hương. Khác xa các vua Ai Cập và Babylon trước đây, ông là vị vua anh minh, nhân đạo và có ngự bút viết: "Trẫm đã quy tụ tất cả các dân tộc đó và Trẫm cho phép họ được về quê hương của chính họ". Theo huấn lệnh của nhà vua, quan Tổng đốc tỉnh Judah là Sheshbazzar - người có dòng dõi vua David - dẫn nhóm người Do Thái đầu tiên trở về thành Jerusalem. Hai năm sau tức năm 536 trước Công Nguyên, người cháu của David làZerubabbel dẫn thêm một nhóm người Do Thái thứ hai trở về cố hương, chấm dứt kiếp tù đày của họ. Trở về, trước cảnh hoang tàn của thành Jerusalem họ hết mực đau buồn. Kể từ triều đại Cyrus Đại Đế, dân Do Thái cũng xuất hiện ở Iran. Ông cũng ban của cải và vật liệu xây dựng đền thờ cho vị quan Tổng đốc này. Từ năm 538 TCN cho đến năm 535 TCN, quan Tổng đốc Zerubabbel đã dẫn dắt nhóm người Do Thái đầu tiên về quê hương. Với chính sách tự do tôn giáo, triều đình Cyrus Đại Đế còn bỏ ra tiền của ngân khố quốc gia Ba Tư mà giúp nhân dân Do Thái xây dựng lại đền thờ. Việc xây dựng Đền thờ thứ hai, được hoàn thành vào năm 516 TCN dưới triều vua Darius Đại Đế 70 năm sau khi Đền thờ Thứ nhất bị phá hủy. Khi Alexander Đại Đế chinh phục Đế quốc Ba Tư, vùng đất Israel rơi vào quyền cai trị của người Hy Lạp cổ (Hellenistic Greek), cuối cùng lại mất vào tay Vương quốc Ptolemaios rồi lại mất vào tay Vương quốc Seleukos.

Triều đình Seleukos cố gắng cải tạo lại Jerusalem khi một thành phố theo văn minh Hy Lạp trở thành người đứng đầu sau khởi nghĩa Maccabean thành công năm 168 TCN lãnh đạo bởi tu sỹ Mattathias cùng với 5 người con trai của ông ta chống lại Antiochus Epiphanes, và họ thành lập Vương quốc Hasmonean năm 152 TCN với Jerusalem một lần nữa là kinh đô của vương quốc. Vương quốc Hasmonean kéo dài trên một trăm năm, nhưng sau đó khi Đế quốc La Mã trở nên hùng mạnh hơn họ dựng lên Herod như là mộtvua chư hầu người Do Thái. Vương quốc của vua Herod cũng kéo dài trên một trăm năm. Bị đánh bại bởi người Do Thái trong cuộc khởi nghĩa Do Thái thứ nhất năm 70, cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã đầu tiên và cuộc khởi nghĩa Bar Kochba năm 135 CE đã đóng góp đáng kể vào số lượng và địa lý của cộng đồng Do Thái ở nước ngoài, do một phần lớn dân số Do Thái của vùng đất Israel bị trục xuất rồi bị bán làm nô lệ trong toàn Đế quốc La Mã. Kể từ đó, những người Do Thái đã sống trên mọi đất nước của thế giới, chủ yếu là ở châu Âu và vùng Trung Đông mở rộng, trải qua nhiều sự ngược đãi, đàn áp, nghèo đói, và ngay cả diệt chủng (xem: chủ nghĩa bài Do Thái, Holocaust), với thỉnh thoảng một vài giai đoạn phát triển hưng thịnh về văn hóa, kinh tế, và tài sản cá nhân ở nhiều nơi khác nhau (chẳng hạn như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan và Hoa Kỳ).

Cho đến cuối thế kỉ thứ 18, từ Do Thái và đi theo đạo Do Thái được xem là đồng nghĩa trong thực tế, và đạo Do Thái là yếu tố chính thống nhất người Do Thái mặc dù mức độ theo đạo đó có khác nhau. Trong thời kỳ của chủ nghĩa Khai sáng chuyên chế, một vị vuanổi tiếng của Vương quốc Phổ là Friedrich II Đại Đế đã tiến hành khoan dung tôn giáo và gia tăng quyền lợi của cộng đồng Do Thái. Vào năm 1750, ông ra Thánh chỉ phán rằng người Do Thái được quyền làm chủ các Trường học, Giáo đường và Nhà nguyện của họ. Theo sau Thời đại Khai sáng và thời đại Haskalah tương ứng theo truyền thống Do Thái, một sự thay đổi dần dần đã diễn ra mà qua đó nhiều người Do Thái cho mình là thành viên của nước Do Thái là khái niệm khác biệt với đi theo đạo Do Thái.

Tên Hebrew "Yehudi" (số nhiều Yehudim) nguyên thủy được dùng để chỉ bộ lạc của Judah. Sau này, khi phía bắc của Vương quốc Israel tách khỏi phần phía nam của Vương quốc Israel, phía nam của Vương quốc Israel bắt đầu đổi tên theo tên của bộ lạc lớn nhất của họ, như là Vương quốc Judah. Từ này nguyên là được chỉ dân tộc ở vương quốc phương nam, mặc dù từ B'nei Yisrael (Israelite, người Israel) vẫn được sử dụng cho cả hai nhóm. Sau khi người Assyrian chinh phục vương quốc phía bắc để vương quốc phía nam là vương quốc của người Israelite, từ Yehudim dần dần được dùng để chỉ toàn thể những người theo đạo Do Thái, hơn là chỉ những người trong bộ lạc hay là trong Vương quốc Judah. Từ Jew trong tiếng Anh được bắt nguồn từ Yehudi (xem Etymology). Sử dụng đầu tiên trong Kinh Thánh để chỉ đến toàn bộ dân tộc Do Thái được tìm thấy trong Sách của Esther.

Các nhân vật Do Thái điển hình Cộng đồng Do Thái có những đóng góp rất lớn đối với các lĩnh vực hoạt động của nhân loại; như: khoa học, nghệ thuật, chính trị và thương mại. Số người Do Thái giành được giải thưởng Nobel ước tính khoảng 160 người thuộc tất cả các lĩnh vực, chiếm khoảng 25% (tức 1/4) số giải thưởng của toàn thế giới.

No comments:

Post a Comment