Sunday, October 21, 2012
Thầy Rabbi Di Segni phân tích Quan hệ Do Thái Giáo - Công Giáo
Thầy Rabbi Di Segni phân tích Quan hệ Do Thái Giáo - Công Giáo
Carmen Elena Villa
CN, 24/01/2010 - 15:39
Chuyến viếng thăm giáo đường Do Thái giáo được xem như “Dấu hiệu của tính liên tục”
Thầy Rabbi Di Segni Phân Tích Quan Hệ Do Thái Giáo - Công Giáo
Thực hiện: Carmen Elena Villa
WGPSG / ZENIT (20.1.2010)-- Chuyến viếng thăm gần đây của Đức Biển Đức XVI tới Giáo Đường Do Thái của Roma là một bước đi quan trọng trên con đường đi tới sự hiểu biết và hàn gắn giữa Người Do Thái và Ki-Tô Giáo. Đó là lời của Trưởng nhóm Rabbi tại Roma, Riccardo Di Segni.
Hôm Chúa Nhật, ĐGH trở thành vị Giáo Chủ thứ hai đến thăm Giáo Đường Do Thái Giáo tại Roma. ĐGH Gioan Phaolo II là người đầu tiên viếng thăm vào năm 1986. Đó là chuyến đi thứ ba của Đức Biển Đức XVI tới một giáo đường Do Thái, sau 2 chuyến thăm đến Cologne và New York.
Ông Di Segni nói với ZENIT vào tuần này rằng ông tin “đó là một sự kiện quan trọng, một sự kiện vượt qua những tranh luận tôn giáo đã từng diễn ra, và, theo một ý nghĩa nào đó, vẫn còn tiếp tục diễn ra, không thể tránh được.”
Ông nói thêm, “Chúng tôi nghĩ rằng đó là khoảng thời gian cần thiết cho một hành trình, một dấu hiệu quan trọng của tính liên tục.”
Theo vị rabbi này, là người đã làm trưởng rabbi tại Roma từ năm 2001 tới nay, chuyến viếng thăm của ĐGH “cho thấy đã có một nền tảng cho chiều hướng tốt của cả hai bên, từ đó xây dựng căn bản cho cuộc thảo luận chân thành, không cần từ bỏ bất cứ điều gì, nhưng vẫn tiến về phía trước.”
Những thách thức
Vị rabbi này nhìn thấy hai thách thức trong cuộc đối thoại giữa người Công Giáo và Do Thái Giáo, cho dù ông cũng thừa nhận rằng nếu cần đưa ra một danh sách hoàn chỉnh, “Tôi cần chờ đến sáng mai.”
Đầu tiên, ông nêu rõ, “có một vấn đề ảnh hưởng đến việc giải thích vai trò của Giáo Hội trong hời kỳ diệt chủng Đức Quốc Xã: trách nhiệm của Kitô hữu với chủ nghĩa bài Do Thái.”
Vị rabbi nói, “Một phần của vấn đề này thực ra là trách nhiệm của ĐGH Piô XII. Phán quyết của ĐGH Piô XII rất phức tạp; vì chắc chắn rằng trong thời gian đương nhiệm của Người, có nhiều người Do Thái được che giấu và được cứu sống; nhưng, theo chúng tôi, chắc chắn cũng có sự thỏa thuận ngầm, thiếu hành động đối với mọi chuyện đang diễn ra.’
Rabbi Di Segni nói, vấn đề thứ hai đặt ra trong quan hệ Do Thái Giáo-Công Giáo “là vai trò thần học của Do Thái Giáo trong cái nhìn của Công Giáo”: “Liệu chúng tôi có phải đổi Đạo hay chúng tôi có thể đạt đến sự cứu rỗi một cách nhẹ nhàng không?”
Ông nói thêm, “Hơn nữa, có những vấn đề chính trị ảnh hưởng đất Israel, nhưng đây là chuyện chính trị đặc thù.”
Cuối cùng, trong những thách đố này, vị rabbi đề cập đến quan hệ của người Do Thái và Ki-Tô Giáo “với những tôn giáo khác, với tất cả những vấn đề mang tính hiện đại.”
Tha thứ
Rabbi Di Segni đánh giá cao những điều Đức Biển Đức XVII trình bày trong chuyến thăm của Người tới Giáo Đường Do Thái, đặc biệt đoạn trích diễn văn của ĐGH Gioan Phaolô II kêu gọi sự tha thứ về những khổ đau do con cái Giáo Hội gây ra cho con cái Dân tộc của giao ước.
Vị rabbi nói, “Đó là một đoạn văn bản rất quan trọng và rất cao đẹp, chúng ta có thể dựa vào đó để phản ánh theo những quan điểm khác nhau, như trong Do Thái Giáo không có sự tha thứ. Ai cũng có thể tha thứ cho những sai lầm cá nhân và đều cần đến sự thứ tha. Xét như một cam kết cho tương lai, đó là một hành động hữu ích hơn tất cả, và theo quan điểm này, hành động đó thật là quan trọng.”
Ông nói thêm, “Xin tha thứ mà không xác định được người chịu trách nhiệm thì có ý nghĩa gì, có chăng là sự thờ ơ? Rồi, từ đó một cuộc thảo luận được mở ra có thể sẽ hơi phức tạp vào thời điểm này,”
Theo vị rabbi, đề nghị tha thứ do ĐGH đưa ra có thể thanh lọc các quan hệ tương lai giữa người Do Thái Giáo và Công Giáo: “Với chúng tôi, tha thứ cần được hiểu là không để cho điều đó tái diễn. Điều này quan trọng đối với chúng tôi.”
Đạo đức sinh học và văn hóa
Vị rabbi này vẫn thực hành nghề y trong khoa tia X tại bệnh viện Thánh Gioan tại Roma, tin rằng việc bảo vệ sự sống có thể trở thành điểm cam kết chung giữa người Công Giáo và Do Thái Giáo.
Ông nói, “Tôi tích cực tham gia vào lãnh vực đạo đức sinh học. Rõ ràng chúng ta đang chia sẻ chủ đề bảo vệ sự sống ngay từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc.”
Vị rabbi lưu ý, “Chúng ta có những thảo luận về việc xác định sự bắt đầu và kết thúc của sự sống, vì chúng ta không đứng trên cùng một quan điểm. Ông giải thích rằng người Do Thái “không nhìn nhận sự thụ thai như là điểm bắt đầu của sự sống.”
Cuối cùng, nói về Đức Biển Đức XVI, vị giáo sỹ nhấn mạnh trên hết là “sự thâm thúy trong học thuyết của Người và sự nhạy cảm của Người đối với những chủ đề văn hóa.”
Di Segni nói, “Người rất khác với hình ảnh mục tử trước đây. Và tôi có thể nói rằng chúng tôi, những người Do Thái, chúng tôi yêu văn hóa.”
Người chuyển dịch: Quỳnh Như
Nguồn: Zenit
Tin Giáo Hội Hoàn Cầu
Labels:
do thai,
do thái,
nguoi do thai,
người do thái
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment