Sunday, October 21, 2012

Ðôi nét về Do Thái giáo



Ðôi nét về Do Thái giáo

I. Lịch sử

Tôn giáo của người Do Thái, với tâm điểm là niềm tin vào Ðức Giêhôva, đấng Thượng đế độc nhất, đấng tạo hóa siêu việt, đấng đã giải phóng dân tộc Israel khỏi những năm tháng câu thúc ở tại Ai Cập, qua *Mô-se, mạc khải cho họ lề luật (Torah) của ngài và chọn họ làm ánh sáng cho loài người; Kinh Thánh Híp-ri là nguồn chủ yếu của Do Thái giáo. Kế đó là tầm quan trọng của sách Talmud bao gồm Mishnah (lề luật hóa Torah truyền khẩu) và một sưu tập lời chú giải bao quát của các thầy giảng thời sơ khai. Các ý kiến đa dạng về sau và bộ luật tiêu chuẩn của lề luật và nghi lễ (Halakhah) Do Thái được làm ra vào cuối thời Trung Cổ, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tư tưởng và thực hành Do Thái giáo.

Tuy bị phân tán thành những cộng đoàn đa dạng, hết thảy người Do Thái đều xem mình là thành viên của một cộng đồng có những nguồn gốc ăn sâu từ thời các tổ phụ. Quá khứ ấy tiếp tục sống trong những nghi lễ của nó, đồng thời có sở thích đặc trưng là tuyên xưng niềm tin và thái độ bằng nghi lễ hơn là bằng những học thuyết trừu tượng.

Gia đình là đơn vị căn bản của nghi lễ Do Thái giáo, dù hội đường (synagogue) càng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Ngày Sabbath, bắt đầu lúc mặt trời lặn chiều thứ Sáu và kết thúc lúc mặt trời lặn chiều thứ Bảy, là tâm điểm của việc giữ đạo. Hội đường là trung tâm thờ phượng và học hỏi của cộng đồng. Ðặc điểm chủ yếu của nó là cái “hòm” (ark) nhỏ, chứa đựng các cuộn sách viết tay bộ Ngũ Kinh (Pentateuch) gồm các sách Sáng thế, Xuất hành, Lê-vi, Dân số và Ðệ nhị luật.

Thầy giảng (hay giáo sĩ, rabbi) chủ yếu là thầy giáo và là người hướng dẫn tâm linh. Quanh năm là chu kỳ lễ hội và chay tịnh. Lễ hội đầu tiên là Ngày đầu năm (Rosh Hashanah); ngày thiêng liêng nhất trong năm là Ngày Ðền tội (Yom Kippur). Các lễ hội hằng năm khác gồm lễ Lều (Hanukkah) và lễ hội Vượt qua (Pesach) cử hành trong gia đình.

Do Thái giáo thời hiện đại cắm rễ trong Do Thái giáo có tính thầy giảng và có sự khác biệt trong phát triển mang tính lịch sử. Ngày nay, hầu hết người Do Thái là hậu duệ của Ashkenazim hoặc Sephardim và mỗi nhánh có những đặc trưng văn hóa khác nhau.

Cũng có vài chi nhánh tôn giáo của Do Thái giáo. Do Thái giáo chính thống (Orthodox) tìm cách bảo tồn Do Thái giáo cổ truyền. Do Thái giáo Cải cách (Reform) thể hiện nỗ lực thông giải Do Thái giáo dưới ánh sáng của học vấn và tri thức hiện đại – xa thêm nữa, có tiến trình của Do Thái giáo Cấp tiến (Liberal). Do Thái giáo Bảo thủ (Conservative) nỗ lực làm dịu phái chính thống bằng cách nhấn mạnh các thành tố lịch sử tích cực của truyền thống Do Thái.

Thành kiến bài Do Thái và các giai đoạn bách hại là đặc điểm của văn hóa Kitô giáo tại châu Âu và gia tăng theo với sự phất lên của chủ nghĩa dân tộc châu Âu, cực điểm của nó là Cuộc Ðại tàn sát người Do Thái (Holocaust) của Ðức Quốc xã. Tác động của nó thật vô lượng, thúc bách Phong trào phục quốc Do Thái (Zionist movement) phải tạo lập một quê hương Do Thái và là mấu chốt cho mọi quan hệ giữa những người Do Thái và không Do Thái hôm nay. Giờ đây, có hơn 14 triệu người Do Thái.

II. ÐứC Moses (k. tk 13 tr.C.N)

Thường đọc là Mô-se, người ban hành luật lệ Do Thái. Có lẽ ông chào đời tại Ai Cập. Moses là vị tiên tri đầu tiên trong các tiên tri Do Thái, và là thủ lãnh vào thế kỷ 13 trước C.N.đã dẫn dắt dân Israel thoát khỏi cảnh câu thúc tại Ai Cập, đi tới mấp mé vùng đất Canaan. Chuyện kể trong Kinh Thánh là nguồn thông tin về cuộc đời của Moses. Lúc mới sinh ra từ một phụ nữ Do Thái, ông được ơn thiêng liêng che chở để sống sót, làm con nuôi của một công chúa và được giáo dưỡng như một hoàng tử trong hoàng cung Ai Cập. Sau đó, vì bênh vực đồng bào mà ông phải bỏ hoàng cung, trốn tránh ra vùng hoang mạc làm người chăn cừu.

Theo sách Xuất hành 2-3, Moses nghe lời kêu gọi của Thiên Chúa từ một bụi gai đang bốc cháy, để lãnh đạo dân ngài đứng lên đòi hồi hương, ra khỏi Ai Cập và băng ngang sa mạc. Thượng đế công bố Lề luật qua của miệng Moses, không chỉ Mười giới răn và các bộ luật hình sự mà còn toàn bộ qui định về nghi lễ thờ phượng. Lúc ông đã già, khi dân Do Thái tới Jordan, sẵn sàng để vào Ðất hứa, Thượng đế cho ông lên núi cao đứng ngắm toàn cảnh đất ấy, nhưng không được vào; ông qua đời và được chôn cất tại Moab.

Mọi chi tiết về cuộc sống và công nghiệp của Moses được kể lại trong các sách Xuất hành, Lê-vi, Dân số và Ðệ nhị luật mà từ ba ngàn năm trước, đã xem ông là người biên soạn; ông cũng được qui cho là tác giả của sách Sáng thế. Do đó, năm cuốn ấy được gọi là Ngũ kinh của Moses. Lề luật mà ông công bố ấy được gọi là luật Moses, nền móng của Do Thái giáo mấy ngàn năm nay. Nhiều nhà phê bình hiện đại phủ định thẩm quyền tác giả của Moses trên Ngũ kinh.

III. Do Thái triết học

Giống với Kitô giáo và Hồi giáo, Do Thái giáo thể hiện một tổng hợp kết cấu giữa thuyết độc thần có tính Kinh thánh và tư tưởng triết học Hi Lạp.

Dù trong Kinh Thánh Híp-ri không có chỗ nào trình bày một triết học có tính hệ thống nhưng nó rất phong phú với những phản ánh về siêu hình học, vật lý học và đạo đức học. Những đề cập sớm sủa nhất của Hi Lạp về người Do Thái là mô tả họ như một nòi giống của các triết gia. Người Do Thái đáp ứng biệt nhãn ấy bằng cách viết lại Kinh Thánh bằng ngôn ngữ của tư tưởng Hi Lạp.

Về sau, các nhà tư tưởng Do Thái phản ứng trước sự phất lên của triết học Hồi giáo bằng cách viết (bằng tiếng A Rập) về mối quan hệ giữa tri thức lý tính và truyền thống đặt trên sự mạc khải. Các tác giả Do Thái viết bằng tiếng A Rập ở Tây Ban Nha như Avicebron (k.1020-k.1070) và Mimonaides (1138-1204) gây được ảnh hưởng không chỉ lên các nhóm Do Thái giáo và Hồi giáo mà còn lên nền triết học kinh viện Kitô giáo qua những bản dịch bằng tiếng La-tin.

Tới thế kỷ 17, tâm điểm sức hút của tư tưởng Do Thái di chuyển sang Tây Âu Kitô giáo và sau Thời Khai sáng thế kỷ 18 cùng với cuộc giải phóng chính trị sau đó trong khi nó vẫn còn bị chiếm lĩnh bởi các vấn đề xưa cũ liên quan tới mối quan hệ giữa mặc khải và lý trí. Có một đường thẳng dẫn từ các tác giả thời Trung cổ viết bằng tiếng A Rập tới *Spinoza và triết gia kiêm học giả Kinh Thánh Ðức Mose Mendelssohn (1729-1786) và qua tới triết gia Ðức *Hermann Cohen (1842-1918), người thành lập học thuyết tân Kant (neo-Kantianism), kẻ phát triển một tổng hợp có tính căn nguyên của Do Thái giáo với chủ nghĩa duy tâm.

Các nhà tư tưởng Do Thái có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20 là triết gia Do Thái-Ba Lan-Ðức Leo Baeck (1873-1956) và triết gia Do Thái-Áo Martin Buber (1878-1965) và nhà thần học Do Thái-Ðức Franz Rosenzweig (1886-1929), cả ba đều là đồ đệ của Cohen. Ngày nay, bên ngoài triết học có tính tôn giáo, thật khó phân biệt sự đóng góp chuyên biệt mang tính Do Thái trong tình trạng các triết gia Do Thái đang chia sẻ những tiền giả định và các phương pháp của triết học hiện đại trên một qui môn lớn./.

IV – Ngôi sao David – Huyền thoại và lịch sử

“Ngôi sao David” hay lá chắn David (Magen David trong ngôn ngữ Hebrew – tiếng Do thái cổ, được phiên âm bởi những nhà ngôn ngữ học từ Kinh thánh của người Do Thái và Mogein Dovid hoặc Mogen Dovid trong tiếng Do thái cổ của người Ashkenazi và Yiddish – người Do thái gốc Đức) là biểu tượng đại diện cho người Do Thái và đạo Do Thái.

Cái tên này được đặt theo tên vua David của người Israel cổ đại; được biết đến sớm nhất vào thời kỳ Trung cổ, cùng với những biểu tượng cổ xưa khác trên cây chúc đài trong đền thờ của người Do Thái. Ngôi sao David có hình dạng của một ngôi sao 6 cánh với 2 tam giác lồng vào nhau.

Cùng với sự thành lập của nước Israel năm 1948, ngôi sao David trên lá quốc kỳ của Israel cũng đã trở thành biểu tượng của đất nước này. Ngôi sao David đồng thời cũng gắn liền với Phong trào phục quốc của người Do Thái..

V – Học thuyết Kabbalah và tín ngưỡng Do Thái

Theo những nguồn tư liệu khác nhau, ngôi sao hay tấm khiên David là biểu tượng cho số 7, bao gồm 6 mũi nhọn và phần trung tâm. Những ghi chép sớm nhất của người Do Thái đề cập tới biểu tượng này là sách Eshkol Ha-Kofer được viết bởi nhà thuật ký11 mang tên Judah Hadassi, vào giữa thế kỷ 12 sau công nguyên:

“7 cái tên của những thiên thần có trước mezuzah (1 phần thuộc kinh Cựu ước phần Torah – hay Ngũ kinh của Moses, bao gồm nhiều nhiều điều luật (mitzvot) thường được ghi lại trên trụ cửa trong nhà của người Do Thái): Michael, Gabriel, v.v. … Tetragrammaton bảo vệ ngươi! Và theo đó biểu tượng này, được gọi là “Tấm khiên David”, được thay thế bên cạnh tên của mỗi thiên thần”
Số 7 có rất nhiều ý nghĩa tôn giáo trong đạo Do Thái, chẳng hạn, Đáng sáng thế tạo ra thế giới trong 6 ngày cộng thêm 1 ngày thứ 7 để nghỉ ngơi, theo đó có 6 ngày làm việc trong 1 tuần công thêm 1 ngày Shabbat là ngày nghỉ trong tuần. Hoặc như cây chúc đài trong các đền thờ cổ, bao gồm 7 ngọn đèn dầu với 3 ngọn ở mỗi bên và 1 ngọn ở chính giữa. Có lẽ, Ngôi sao David đã trở thành một biểu tượng đặc biệt đối với các giáo đường Do Thái bởi sự sắp xếp theo thứ tự 3+3+1 rất phù hợp với cây chúc đài trong các đền thờ, biểu tượng tượng trưng cho đạo Do thái suốt từ thời cổ đại. Ngoài ra, có 6 từ trong Shema (câu kinh cầu quan trọng nhất của người Do Thái, thường được đọc vào lúc sáng sớm và chiều tối trong những buổi cầu nguyện)2, không khó để tìm thấy câu cầu nguyện này quanh Ngôi sao David…

Trong phái Kabbalah, Ngôi sao David biểu trưng cho 6 hướng và trung tâm, như được mô tả trong Sách sáng thế bao gồm: trên, dưới, đông, tây, nam, bắc và trung tâm. Đồng thời, dưới ảnh hưởng của kinh Zohar (một loại kinh thánh quan trọng của Kabbalah nói về những bí ẩn của tự nhiên, vũ trụ. Linh hồn, ác quỷ, thiên thần, tội ác và sự chuộc tội…, được lấy từ kinh Torah), Ngôi sao David đại diện cho 6Sefirot3 của người đàn ông (Zeir Anpin)4 kết hợp với Sefirot thứ 7 của phụ nữ.

Một số lá bùa hộ mạng của các tín đồ Kabbalah dùng biểu tượng sao 6 cánh để sắp xếp 10 sefirot. Tuy nhiên, sự liên quan của biểu tượng này không tìm thấy trong các nguyên bản của học thuyếtKabbalah, như kinh Zohar và những tập kinh khác.
Theo G.S. Oegema - “Isaac Luria5 đã đưa ra một Tấm khiên David với ý nghĩa thần bí sâu xa hơn nhiều. Trong cuốn Etz Chayim của mình, ông đã giảng rằng các yếu tố trên chiếc đĩa đựng bánh Sader6 cho bữa tối phải được thay thế bằng ngôi sao 6 cánh: bên trên là 3 sefirot: Keter (“Crown”- Quyền lực),Chochmah (“Wisdom”- sự khôn ngoan) và Binah (“Insight”- thông tuệ), bên dưới là 7 sefirot còn lại.

Tương tự, M. Costa viết M. Gudemann và những nhà nghiên cứu khác vào những năm 1920 đã tìm ra rằng Isaac Luria đã thuyết phục để đưa Ngôi sao David trở thành biểu tượng dân tộc của người Do Thái qua việc cho rằng các yếu tố trên chiếc đĩa đựng bánh thánh Seder phải được thay thế bằng ngôi sao 6 cánh, nhưng Gershom Scholem đã chứng minh rằng Isaac Luria chỉ nói về những tam giác song song chồng lên nhau chứ không nói gì về ngôi sao 6 cánh.

Vào thời trung cổ, người Do Thái buộc phải đeo một tấm băng phân biệt, giống như thời Đức Quốc xã, những nhưng tấm băng này không phải lúc nào cũng giống Ngôi sao David. Ví dụ, một bức tranh được vẽ vào thế kỷ 15 của Nuno Goncalves mô tả một giáo sĩ đạo Do Thái đeo một tấm băng có 6 điểm trông giống 1 dấu hoa thị.

Vào thế kỷ 17, Ngôi sao David có vẻ phổ biến hơn khi được dùng để trang trí bên ngoài các nhà thờ Do Thái, nó trở thành dấu ấn của đạo Do Thái cũng như các giáo dân Thiên chúa sử dụng dấu chữ thập; tuy nhiên, vẫn không có lời giải thích chính xác tại sao biểu tượng này lại được lựa chọn thay vì những biểu tượng khác.

Ngôi sao David trở nên nổi tiếng khi được chọn làm biểu tượng cho Phong trào Phục quốc Zion của người Do Thái vào năm 1897, nhưng nó vẫn tiếp tục gây tranh cãi trong nhiều năm sau đó. Cho tới khi nhà nước Israel hiện nay được thành lập, lại nảy ra những cuộc tranh cãi về chuyện nên hay ko nên sử dụng biểu tượng này trên lá quốc kỳ của đất nước.

Ngày nay, Ngôi sao David đã trở thành biểu tượng phổ biến của người Do Thái. Nó xuất hiện trên quốc kỳ của Israel và trên biểu trưng của tổ chức Lá chắn đỏ, lực lượng cứu hộ của đất nước này.

VI- Đức Quốc xã

Một ngôi sao David, thường có màu vàng, đã được sử dụng bởi Đức Quốc xã trong suốt cuộc tàn sát người Do Thái trong Thế chiến II như một phương pháp để phân biệt người Do Thái. Sau cuộc xâm lược của Đức vào Ba Lan năm 1939, ban đầu các địa phương ra nhiều sắc lệnh khác nhau buộc người Do Thái phải mang những dấu hiệu riêng trên người – nhiều nơi bắt họ mang một băng tay màu trắng với Ngôi sao David màu xanh trên tay, ở Warthegau là một huy hiệu vàng có hình Ngôi sao David ở bên ngực trái và trên lưng. Luật bắt buộc phải đeo Ngôi sao David với từ Jude (từ “do Thái” theo tiếng Đức) khắc bên trên đã được áp dụng cho toàn bộ người Do Thái từ 6 tuổi trở lên ở Đế Quốc và 2 quốc gia được bảo hộ Bohemia và Moravia (bởi một sắc lệnh được ban hành ngày 1/9/1941, do Reinhard Heydrich ký) và dần dần lan sang những nước chịu sự kiểm soát của Đức, nơi từ Jude được thay bằng tiếng địa phương ( như Juif ở Pháp, Jood ở Hà Lan).

B – Ý nghĩa

Nhìn riêng từng góc độ, tam giác tượng trưng cho ba trạng thái của vạn vật, những hiện thân của Thượng Ðế và chúng được hiểu như là tam vị đồng nhất thể trong những tôn giáo khác nhau và được nhân cách hóa trong Công giáo như là Ngôi Cha, Ngôi Con, Ngôi Chúa Thánh Thần, và bên Ân Ðộ giáo gọi là Shiva, Vishnu, và Brama. Tam giác đậm hơn trong hai tam giác có đỉnh hướng xuống và tam giác nhạt hơn có đỉnh hướng lên trời lần lượt biểu tượng cho sự sống của Thượng Ðế đí xuống vào vật chất và sự sống của Thượng Ðế đi lên , vượt ra khỏi vật chất đi vào trong tinh thần, sự đối đãi, sự tương phản giữa năng lượng sáng và tối sẽ mãi mãi không ngừng trong thiên nhiên và con người.

Một số nhóm người do thái chính chống từ chối việc sử dụng Ngôi sao David bởi mối liên hệ của nó với những ma thuật huyền bí. Neturei Karta8 và Satmar9 đã từ chối sử dụng nó vì họ cho rằng nó có liên quan tới Chủ nghĩa phục quốc Do Thái.

Rất nhiều những Giáo đường ngày nay, và nhiều giáo đường khác của các tổ chức người Do Thái, tuy nhiên, vẫn treo cờ Israel với ngôi sao David một cách nổi bật ở ngay trước cổng giáo đường.

Ngôi sao thường có màu xanh dương, giống như trên lá cờ của Israel.

Một số cho rằng tam giác phía trên hướng tới Chúa hay thiên đường, trong khi tam giác ở dưới hướng xuống thế giới thực, thế giới của con người. Một số khác thì cho rằng hình ảnh 2 tam giác lồng vào nhau là biểu hiện cho một dân tộc Do thái không thể bị chia cắt. Một số khác lại nói 3 mặt đại diện cho 3 tộc người do thái: Kohanim, Levites và Israel. Tuy nhiên cũng có giả thuyết cho rằng ngôi sao này có tới 12 phía (3 mặt ngoài và 3 mặt trong của mỗi tam giác), đại diện cho 12 tộc người con cháu của Joseph. Hầu hết những giả thuyết này đều có rất ít bằng chứng lịch sử.

HÌnh ảnh các tam giác quấn vào nhau rất phổ biến ở Trung Đông và Bắc Phi, biểu hiện cho sự may mắn tốt đẹp. Nó đôi khi xuất hiện trên các công trình nghệ thuật của người Do Thái xưa, nhưng không bao giờ là biểu tượng của riêng người Do Thái. Hình ảnh “chính thức” là biểu tượng của người Do Thái lúc đó là cây chúc đài thần thánh.
Vòng tròn vũ trụ của ngôi sao 6 cánh, còn được gọi là“Ngôi sao david” còn cổ xưa hơn đạo Do thái, cổ xưa hơn cả lịch sử! Như một biểu tượng nguyên mẫu của sự hợp nhất thần thánh của các nguồn năng lượng đối lập, cũng như thuyết “âm – dương” của nền văn hoá phương đông. Được tạo thành bởi sự đan chéo của 2 tam giác “nước” và “lửa” (sự mạnh mẽ của đàn ông và dịu dàng của phụ nữ),biểu tượng này đại diện cho sự kết hợp hoàn hảo giữa giống đực và giống cái. ”Sự kết hợp thần thánh” là nguồn gốc mọi sự sống trên hành tinh này, ngôi sao 6 cánh với sự kết hợp giữa 2 tam giác cũng là biểu hiện cho sự cân bằng và trọn vẹn (wholeness).

Biểu tượng ngôi sao 6 cánh với 2 tam giác lồng vào nhau có rất nhiều ý nghĩa, đặc biệt khi nó được bao bọc bằng 1 vòng tròn; những sức mạnh siêu nhiên đã được tập trung vào đó từ thời cổ đại xa xưa. Cùng với ngôi sao 5 cánh, ngôi sao 6 cánh tượng trưng cho sự phát triển toán học và hình học của người Hy Lạp cổ đại và những hậu duệ của họ sống quanh vùng Địa Trung Hải.

Thông qua hình ảnh một ngôi sao 6 cánh, người ta nhìn thấy biểu tượng của vũ trụ. Đó là hình ảnh của thiên đường và sự phản chiếu ngược lại là mặt đất, là đức tin thần thánh được phản ánh qua sáng thế và là mối liên kết giữa thế giới vĩ mô và vi mô, giữa tinh thần và vật chất.

No comments:

Post a Comment