Saturday, October 20, 2012

NHỮNG KHÁM PHÁ MỚI CHO THẤY ĐỨC PIÔ XII ĐÃ CỨU HƠN 11.000 NGƯỜI DO THÁI RÔMA


NHỮNG KHÁM PHÁ MỚI CHO THẤY ĐỨC PIÔ XII ĐÃ CỨU HƠN 11.000 NGƯỜI DO THÁI RÔMA

Theo những tài liệu được các nhà sử học khám phá gần đây, một hành động cá nhân của Đức Piô XII đã cứu mạng sống của hơn 11.000 người Do thái Rôma trong suốt cuộc chiến tranh thế giới lần II.

Nhà sử học Michael Hesemann, người đại diện cho tổ  chức « Pave the Way » tại Đức, đã khám phá ra nhiều tài liệu gốc có tầm quan trọng rất lớn khi ông nghiên cứu trong các kho văn khố của nhà thờ Santa Maria dell’Anima, nhà thờ quốc gia của Đức tại Rôma. Việc khám phá các tài liệu này đã được Tổ chức trên đây thông báo, một tổ chức được thiết lập bởi ông Gary Krupp, một người Do thái, có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Ông Krupp cho biết : « Nhiều người đã phê phán Đức Piô XII vì đã im lặng lúc diễn ra những cuộc bắt bớ và khi các chuyến tàu, với 1.007 người Do thái trên đó, rời Rôma đến trại tập trung Auschwitz ». « Những phê phán thậm chí không nhìn nhận sự can thiệp trực tiếp của Đức Piô XII để chấm dứt các cuộc bắt bớ ngày 16/10/1943 ».

Nhưng những khám phá mới đã chứng minh rằng Đức Piô XII « đã âm thầm trực tiếp can thiệp từ ngày đầu tiên, để ngưng các cuộc bách hại, nhưng không đạt được việc ngăn chặn chuyến tàu định mệnh tàn ác như thế ».

Theo một nghiên cứu gần đây của chuyên viên Dominiek Oversteyns, có 12.428 người Do thái ở Rôma vào ngày 16/10/1943.

« Hành động trực tiếp của Đức Giáo Hoàng đã cho phép cứu sống hơn 11.400 người Do thái », vị sáng lập tổ chức « Pave the Way » khẳng định. Ông giải thích rằng « từ lúc viện loan báo những cuộc bắt bớ này, vào buổi sáng hôm đó, Đức Giáo Hoàng đã vội vàng gởi phản đối chính thức của Vatican đến ông đại sứ Đức, mà chắc chắn hẳn đã có những kết quả ».

Gary Krupp kể rằng Đức Giáo Hoàng đã sai người cháu của mình, hoàng thân Carlo Pacelli, đến nơi Đức giám mục người Áo Alois Hudal, lãnh  đạo của ngôi nhà thờ quốc gia Đức ở Rôma, mà, theo một số người, đã có những quan hệ thân thiện với quốc xã. Hoàng thân Pacelli đã nói với Đức cha Hudal rằng Đức Giáo Hoàng đã sai mình đến, muốn Đức Cha viết thư gởi cho thống đốc người Đức ở Rôma, tướng Stahel, để yêu cầu ông chấm dứt các cuộc bắt bớ ».

Đây là những gì người ta có thể đọc trong bức thư của Đức Cha Hudal gởi cho tướng Stahel : « Vào chính lúc này, một nguồn tin khác từ Vatican […] đã báo cho tôi biết rằng sáng nay cuộc bắt bớ những người Do thái quốc tịch Ý đã bắt đầu. Trong mối quan tâm đối thoại hòa bình giữa Vatican và tư lệnh chỉ huy quân sự Đức, tôi cấp tốc xin ông truyền lệnh ngưng lập tức những cuộc bắt bớ tại Rôma này và trong các vùng phụ cận. Tiếng  tăm của Đức quốc nơi các nước ngoài đòi hỏi một biện pháp kiểu này, nhưng cũng nguy hiểm việc Đức Giáo Hoàng phản đối công khai ».

Bức thư này đã được trao tận tay cho tướng Stahel bởi một người thân tín của Đức Piô XII là linh mục người Đức Pancratius Pfeiffer, bề trên tổng quyền của Hội « Divin Sauveur ». Vị linh mục này quen biết Stahel.

Sáng hôm sau, tướng Stahel trả lời qua điện thoại : « Tôi đã chuyển vấn đề cho Gestapo địa phương, và cho đích thân Himmler, ông đã truyền lệnh, vì cương vị đặc biệt của Rôma, ngưng ngay những cuộc bắt bớ này ».

Những sự kiện này cũng được xác nhận bởi chứng tá của báo cáo viên án phong chân phước cho Đức Piô XII là cha Peter Gumpel, dòng Tên

Cha Gumpel cho biết đã đích thân nói chuyện với tướng Dietrich Beelitz, lúc đó là sĩ quan liên lạc giữa văn phòng Kesselring và bộ chỉ huy của Hitler. Tướng Beelitzđã nghe cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa Stahel và Himmler và đã xác nhận rằng tướng Stahel đã dùng đe dọa một cuộc thất bại quân sự nếu các cuộc bắt bớ cứ tiếp tục.

Một tài liệu khác, có tựa đề « Những hành động trực tiếp để cứu sống nhiều người của quốc  gia Do thái », đã khẳng định rằng Đức cha Hudal đã thành công – nhờ những tiếp xúc với Stahel và với đại tá nam tước von Veltheim – đạt được việc « 550 cơ sở và trường học tôn giáo được miễn khỏi những khám xét của quân cảnh Đức ».

Theo Michael Hesemann, rõ ràng mọi phản đối công khai của Đức Giáo Hoàng đối với chuyến tàu định mệnh đều hẳn gây nên việc khởi động lại việc bắt bớ.

Người ta cũng đã biết việc Vatican đã thừa nhận Đức cha Hudal cũng đã tìm cách giúp đỡ cho những tội phạm chiến tranh quốc xã thoát khỏi việc bắt bớ sau khi chấm dứt xung đột, điều mà đã gặp phải sự lên án của Tòa Thánh.


Theo ZENIT

Tác giả: Tý Linh

No comments:

Post a Comment