Saturday, October 20, 2012

ĐỐI THOẠI VỚI NGƯỜI DO THÁI LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT

ĐỐI THOẠI VỚI NGƯỜI DO THÁI LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT
Theo tin Zenit ngày 12 tháng Ba, nhân tiếp một phái đoàn của Tòa Giáo Sĩ Trưởng Do Thái và Hội Đồng Tòa Thánh đặc trách Liên Lạc Tôn Giáo với Người Do Thái, Đức Bênêđíctô XVI tuyên bố rằng cuôc đối thoại với Người Do Thái không phải chỉ là việc có thể làm được mà còn cần thiết nữa, do gia tài chung của hai tín ngưỡng. Nói truyện bằng tiếng Anh, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới tầm quan trọng của cuộc đối thoại giữa hai cơ cấu, từng khởi đầu nhờ kết quả “cuộc viếng thăm lịch sử của vị tiền nhiệm yêu qúi của chúng tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Đất Thánh hồi tháng Ba năm 2000”. Đức Thánh Cha nói rằng: “Trong suốt hơn bẩy năm qua, không những tình bạn giữa Hội Đồng và Tòa Giáo Sĩ Trưởng gia tăng, nhưng qúi vị còn có khả năng suy tư về nhiều đề tài quan trọng có liên quan tới cả hai truyền thống Do Thái và Kitô giáo”. Đức Giáo Hoàng gọi cuộc đối thoại giữa hai niềm tin là “cần thiết và có thể làm được” vì cả hai đều “nhìn nhận một gia tài thiêng liêng phong phú chung… Nhờ làm việc chung với nhau, qúi vị ngày càng ý thức nhiều hơn tới các giá trị chung vốn được dùng làm căn bản cho các truyền thống tôn giáo liên hệ của mình, nghiên cứu chúng trong bẩy cuộc gặp gỡ nhau, được tổ chức khi thì ở Rôma khi thì ở Giêrusalem”. Ngài nói tiếp: “Qúi vị đã suy tư về tính tháng thiêng của sự sống, về các gia trị của gia đình, về công bình xã hội và lối sống đạo đức, về tầm quan trọng của Lời Chúa được phát biểu trong Thánh Kinh đối với xã hội và nền giáo dục, về mối liên hệ giữa thẩm quyền tôn giáo và thẩm quyền dân sự và về tự do tôn giáo và lương tâm… Trong các tuyên bố chung sau mỗi lần gặp gỡ, các quan điểm vốn ăn rễ sâu trong các xác tín tôn giáo liên hệ của chúng ta đẽ được nêu bật, trong khi các dị biệt trong lối hiểu cũng đã được nhắc tới”. Dân Chúa chọn Đức Giáo Hoàng cũng cho hay: “Giáo Hội nhìn nhận rằng: khởi nguyên niềm tin của mình nằm trong sự can thiệp có tính lịch sử của Thiên Chúa vào đời sống dân tộc Do Thái và chính ở đó, mối liên hệ độc đáo của chúng ta đã được đặt nền móng. Dân tộc Do Thái, từng được chọn làm dân riêng, đã thông truyền cho toàn thể nhân loại sự nhận biết và lòng trung thành với Thiên Chúa duy nhất, độc đáo và chân thực… Các Kitô hữu hân hoan nhìn nhận rằng gốc gác của họ nằm ở chính trong cùng một sự tự mạc khải của Thiên Chúa, trong đó kinh nghiệm tôn giáo của dân tộc Do Thái đã được nuôi dưỡng”. Đức Bênêđíctô XVI cũng ghi nhận rằng Ngài đang chuẩn bị để du hành “như một người hành hương” tới Đất Thánh vào tháng Năm này. Ngài nói: “Ý định của tôi là cầu nguyện cách đặc biệt cho hồng ân hợp nhất và hòa bình cả trong tôn giáo lẫn trong gia đình nhân loại khắp hoàn cầu”. Ngài thêm: “Ước chi cuộc thăm viếng của tôi sẽ giúp thâm hậu hóa cuộc đối thoại của Giáo Hội với dân tộc Do Thái để Người Do Thái và các Kitô hữu cũng như người Hồi Giáo sống trong hòa bình và hoà hợp với nhau tại Đất Thánh”. Rắc rối giữa Vatican và Do Thái đã được vượt qua Cũng theo tin Zenit ngày 12 tháng Ba, sau cuộc triều kiến Đức Bênêđíctô XVI của phái đoàn Tòa Giáo Sĩ Trưởng Do Thái và Hội Đồng Tòa Thánh đặc trách Liên Lạc Tôn Giáo với Người Do Thái, ông Shear-Yashuv Cohen, giáo sĩ trưởng củ Haifa, tuyên bố rằng vụ rắc rối giữa Do Thái và Vatican đã được vượt qua. Ông có ý nói tới vụ rắc rối tiếp theo việc Tòa Thánh bãi bỏ án tuyệt thông cho một giám mục từng bác bỏ tầm mức khủng khiếp của Nạn Diệt Chủng người Do Thái trong Thế Chiến II. Tháng Giêng vừa rồi, mối liên hệ với Tòa Giáo Sĩ Trưởng của Do Thái gần như bị sụp đổ sau khi Toà Thánh cho rút lại án tuyệt thông đối với Giám Mục Richard Williamson của Hội Thánh Piô X vốn là người bác bỏ Nạn Diệt Chủng người Do Thái. Việc rút lại án tuyệt thông này cũng áp dụng cho ba giám mục khác của nhóm Lefèbre. Trong một cuộc phỏng vấn được một đài truyền hình Thụy Điển thâu băng vào hồi tháng Mười Một, vị giám mục trên cho rằng chứng cớ lịch sử bác bỏ việc dùng hơi ngạt để sát hại người Do Thái tại các trại tập trung của Đức Quốc Xã. Vị giám mục này cũng cho rằng không hơn 300,000 người Do Thái đã bị giết trong suốt Thế Chiến II. Động thái trên đã làm căng thẳng mối liên hệ giữa Vatican và Tòa Giáo Sĩ Trưởng Do Thái, từng được thiết lập năm 2000 khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới thăm Do Thái. Trong một bức thư, toà giáo sĩ trưởng này đã viết rằng: “không có lời xin lỗi và bác bỏ công khai của vị giám mục trên, thật là khó để tiếp tục cuộc đối thoại”. Kể từ đó, Đức Bênêđíctô XVI đã liên tiếp chỉ trích những ai bác bỏ tầm mức Nạn Diệt Chủng, và hôm nay, Vatican cho công bố lá thư của Đức Giáo Hoàng, trong đó Ngài xin lỗi về sơ sót chung quanh động thái rút án tuyệt thông đối với bốn giám mục của phe Lefèbre. Giáo sĩ Cohen nói với báo chí sau khi gặp Đức Giáo Hoàn rằng ông “cám ơn Tòa Thánh đã làm cho cuộc canh tân này có thể xẩy ra nhờ lời tuyên bố rõ ràng, không chút hàm hồ, lên án v iệc bác bỏ Nạn Diệt Chủng”. Theo ông, cuộc triều kiến hôm nay là “một kinh nghiệm hết sức đặc biệt, đánh dấu việc chấm dứt một cơn khủng hoảng”. Ông nghĩ rằng người Do Thái “không thể chờ mong điều gì hơn thế” từ Đức Giáo Hoàng. Tháng Mười năm ngoái, Giáo sĩ Cohen đã có một hành động có tính lịch sử khi ông tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới bàn về Lời Chúa. Ông là người Do Thái đầu tiên tham dự một thượng hội đồng như thế trong lịch sử. Giáo sĩ David Rosen, giám đốc Uỷ Ban Do Thái Mỹ về Liên Tôn Sự Vụ, sau cuộc triều kiến trên, đã nói rằng cộng đồng Do Thái có ‘lý do để hài lòng” và ông cho rằng vấn đề đã được giải quyết. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng cuộc gặp gỡ với phái đoàn của Tòa Giáo Sĩ Trưởng Do Thái đáng lẽ đã được tổ chức hồi tháng Giêng, nhưng bị đình hoãn vì những căng thẳng nói trên.
Tác giả: Vũ Văn An

No comments:

Post a Comment