Tuesday, October 23, 2012

VẤN ĐỀ DO THÁI TRONG CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ


VẤN ĐỀ DO THÁI TRONG CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
VẤN ĐỀ DO THÁI TRONG CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Để tranh thủ lá phiếu của người Do Thái, cử tri đa số của đảng Dân chủ, ứng cử viên Tổng thống Mỹ, Mitt Romney, đã ra sức đề cao quan điểm ủng hộ Ixraen. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong một bài viết đăng trên tạp chí “Jeune Afrique”, tác giả Jean-Eric Boulin đề cập đến vấn đề này như sau:

Chắc hẳn, chúng ta còn nhớ cái tên Sheldon Adelson. Trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/1012, doanh nhân giàu có người Do Thái sở hữu một số sòng bạc ở Las Vegas với tài sản ước tính 25 tỷ USD này, đã tuyên bố sẽ dành 100 triệu USD để đánh bại Barack Obama. Đây là một số tiền lớn nhất do một cá nhân ở Mỹ đầu tư cho mục đích bầu cử kể từ trước đến nay. Trong chuyến thăm Ixraen gần đây của Mitt Romney, Adelson, người còn có quốc tịch Ixraen, đã tổ chức tại khách sạn King David ở Giêruxalm, một bữa ăn sáng để gây quỹ cho ứng cử viên Tổng thống Mỹ này. Khoảng 80 nhà tài trợ người Mỹ gốc Do Thái đã tới tham dự. Chỉ trong một buổi sáng, 1 triệu USD đã được quyên góp. Những người tham dự ra về với phù hiệu cài ngực mang tên Mitt Romney bằng tiếng Do Thái…

Tại vòng một của cuộc bầu cử Tổng thống, Newt Gingrich, người rất nổi trong giới doanh nhân người Do Thái – anh em nhà David và Charles Koch, ông trùm hóa dầu và người thứ 3 giàu nhất nước Mỹ cũng sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bầu được ứng cử viên thuận lợi nhất cho Ixraen. Đổi lại, người này không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc ủng hộ quan điểm cực đoan của họ về Trung Đông: bác bỏ biên giới năm 1967 như là cơ sở cho các cuộc đàm phán Ixraen-Palextin, từ chối giải pháp hai quốc gia sống cạnh nhau, ủng hộ một cuộc tấn công phòng ngừa có thể nhằm chống lại Iran… Nhưng còn có một cam kết khác mang tính biểu tượng hơn, đó là phóng thích điệp viên Jonathan Pollard, bị tòa án Mỹ kết án chung thân vào năm 1987, và chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Ten Avíp đến Giêruxalem, thủ đô bất khả xâm phạm của nhà nước Do Thái.

Không ai đi đường thẳng trên bàn cờ chính trị Mỹ – Do Thái. Ngay cả đối với Ủy ban Mỹ về các vấn đề Ixraen (AIPAC), cơ quan có thế lực trong việc vận động hành lang ủng hộ Ixraen, thường tổ chức hội nghị thường niên ở Washington DC, là lối đi bắt buộc cho bất kỳ ứng cử viên thường niên nào trong chiến dịch bầu cử (kể cả Tổng thống Obama và ứng cử viên Tổng thống Romney đều phát biểu tại đây vào một ngày khác nhau trong tháng 3/2012). Về danh nghĩa, Adelson đã rời bỏ AIPAC năm 2007 khi Ủy ban này tuyên bố ủng hộ việc cấp viện trợ kinh tế của Mỹ cho người Palextin…

Tổng thống Obama đã ủng hộ Ixraen khá mạnh mẽ và không bỏ qua một cơ hội nào để nhấn mạnh “mối quan hệ giữa hai nước là không gì lay chuyển được”. Chính Romney đã nhận được sự ủng hộ của Adelson và phe cánh của ông ta. Ông ta là người theo đạo thiên Chúa, một trong số những người ủng hộ một nước Ixraen đại đế. Trên danh nghĩa cá nhân, chắc chắn ông là người ủng hộ giải pháp hai nhà nước, điều này là không hay trong con mắt của những kẻ cực đoan. Mối quan hệ giữa ông với Benjamin Netanyahu không hề thua kém mối quan hệ giữa Thủ tướng Ixraen với Tổng thống Obama. Về hồ sơ Iran, ứng cử viên Tổng thống đã ghi thêm điểm trong chuyến công du đến Ixraen khi ông công khai ủng hộ một cuộc tấn công chống Iran.

Người hiếu chiến

Là cộng tác viên của tờ Nhật báo phố Uôn và kênh truyền hình Fox News, Dan Senor, một trong những cố vấn chính sách đối ngoại của Romney, là người nổi tiếng hiếu chiến, tác giả của cuốn “The Story of Israel’s Economic Miracle” (tạm dịch là câu chuyện về sự thần kỳ của nền kinh tế Ixraen), đã trực tiếp truyền cảm hứng cho những ý kiến tai hại của Romney về sự vượt trội văn hóa của người Ixraen so với người Palextin. Ưu thế này giải thích sự khác biệt trong phát triển kinh tế giữa nhân dân hai nước. Em gái của Senor chỉ đạo văn phòng AIPC tại Giêruxalem.

Ở trong nước, các doanh nhân và những người vận động hành lang Do Thái không hề tiếc công sức để thuyết phục cộng đồng tôn giáo của họ bỏ phiếu cho Romney vào tháng 11/2012. Liên minh Cộng hòa của người Do Thái, một nhóm được Adelson hỗ trợ, đã tung ra một chiến dịch quảng cáo hàng triệu USD tại các tiểu bang chiến lược Ohio, Pennsylvania và Florida. Trong một cuộc bầu cử có vẻ sít sao, 600.000 người Do Thái sống ở Florida có thể sẽ tạo ra sự khác biệt. Đã có tiền lệ hồi tháng 9/2011, Bob Turner, ứng cử viên Đảng Cộng hòa đã giành được chiến thắng trước David Weprin trong sự ngạc nhiên của mọi người ở một đơn vị bầu cử của thành phố Niu Yoóc (Queens, Brooklyn) với đa số dân Do Thái và có truyền thống dân chủ. Tuy nhiên, David Weprin là người Công giáo, trong khi đối thủ của ông là người Do Thái, và ông tỏ ra cố chấp về vấn đề Palextin.

Thuyết phục 5 triệu người Mỹ Do Thái bỏ phiếu cho Romney rõ ràng vẫn là một thách thức. Bởi vì quan điểm của đa số họ là được tự do về quyền phá thai, hôn nhân đồng tính và nhập cư, cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái vẫn còn là một pháo đài của Đảng Dân chủ. Lần cuối cùng, cộng đồng này đã bỏ phiếu cho một Tổng thống của Đảng Cộng hòa, đó là Ronald Reagan hồi năm 1980. Đảng Dân chủ cũng nhớ rằng người Do Thái Niu Yoóc đã bỏ lá phiếu của họ cho người của Đảng Cộng hòa hồi tháng 9/2011, họ chiếm đa số trong những người cực kỳ bảo thủ và thiểu số trong cộng đồng.

Không có “vấn đề Do Thái” đối với Tổng thống Obama

Nếu tin vào Jeremy Ben-Ami, người sáng lập J Street, đối thủ lớn của AIPAC (cơ quan vận động hành lang này hỗ trợ tài chính cho các ứng cử viên ủng hộ một giải pháp cân bằng ở Trung Đông), người Mỹ Do Thái không thừa nhận họ có cùng quan điểm được Adelson ra sức ủng hộ. “Phải chăng Barack Obama cho là sẽ không phải đương đầu với vấn đề người Do Thái để có thể tái đắc cử”. Cùng với cách nhìn của ông, Mik Moore, người sáng lập của Hội đồng Do Thái về Giáo dục và Nghiên cứu (Jewish Council for Education and Research), ước tính rằng “khoảng 10% đến 15% số người Do Thái đã bầu cho Tổng thống Obama trong năm 2008 có thể bỏ phiếu cho Romney trong năm 2012. Không ai có thể đánh giá thấp tác động có thể có của chiến dịch tiêu tiền khổng lồ”.

Nhức nhối vì thất bại ở Niu Yoóc, Đảng Dân chủ tăng cường hành động đối với cộng đồng. David Axelrod, cố vấn của Tổng thống Obama, và Joe Biden, Phó Tổng thống của ông, làm việc với các chương trình truyền hình và các hội nghị được sắp xếp trước của các tổ chức tôn giáo và nhấn mạnh rất nhiều vào sự cam kết của Tổng thống ủng hộ Ixraen. Đối với những người vẫn còn nghi ngờ, họ nhắc lại sự phản đối của Tổng thống Obama, trong năm 2011, về việc công nhận một nhà nước Palextin tại Liên hợp quốc và quyết định của ông tăng viện trợ quân sự của Mỹ cho nhà nước Do Thái lên 3 tỷ USD, trong đó có 250 triệu USD cho hệ thống phòng không Iron Dome, một loại lá chắn để bảo vệ người dân của miền Nam Ixraen tránh được bom của Hamas.

Thật sự, yếu tố cơ bản là việc chậm tách rời hai kinh nghiệm của người Do Thái: một theo kiểu Mỹ và một theo kiểu Ixraen. Đó là sự sợ hãi của một số chính trị gia và các nhà vận động hành lang ở cả hai nước. Theo một cuộc khảo sát gần đây, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới, chính xác là người Mỹ gốc Do Thái có cùng một mối quan tâm với người đồng hương không phải Do Thái của mình: trước tiên là nền kinh tế, sau đó là khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo, tương lai của Ixraen ở vị trí cuối cùng. Ngay cả cam kết của Adelson cũng là mơ hồ. Theo tờ New York Times, tương lai của Ixraen thực sự chỉ là thứ yếu trong việc ông ta ủng hộ Romney

1 comment: