Saturday, October 20, 2012

Từ nông thôn Do Thái nhìn vào thảm kịch nông dân Việt Nam




1 | T r a n g
Từ nông thôn Do Thái nhìn vào
thảm kịch nông dân Việt Nam
Hoàng Cao Sơn
Ôi! Đất nước sa cơ.
Phùng Cung
Trên nửa thế kỷ qua, trên tiến trình dựng nước, dân tộc Do Thái, đã đạt được nhiều
thành tựu trên nhiều lãnh vực, trong đó nông nghiệp phải kể là một thành tựu phi
thường. Vì từ bốn phương trời trở về Palestine, phải mua lại những vùng đất khô cằn
hoặc đầm lầy, nhưng chỉ trong chục năm, người Do Thái đã biến vùng đất đó thành
màu mỡ, và đã xây dựng được những cộng đồng nông thôn giàu mạnh và tiến bộ.
Nhìn lại Việt Nam, một đất nước không thiếu đất, không thiếu sự cần cù, nhưng sau
nửa thế kỷ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Macxit-Leninit, người nông dân Việt Nam vẫn
phải đắm chìm trong nghèo đói, lạc hậu. Đến nay, trước những thảm kịch của nông
dân đang diễn ra hàng ngày, cùng với Hội Nghị Trung Ương 7 của đảng Cộng Sản
Việt Nam, đặc biệt thảo luận về tam nông và ra nghị quyết về tam nông, chúng tôi xin
ghi lại đây ít điều về tam nông Do Thái để từ đó nhìn vào thực trạng tam nông Việt
Nam.

I - NÔNG DÂN DO THÁI
A. Tìm về đất tổ
Trên 2000 năm phải sống lưu lạc trên khắp thế giới, người Do Thái đời đời ghi khắc nguyện ước là sẽ có ngày dân tộc Do Thái trở về đất tổ ở Palestine. Với niềm nguyện ước này, trong những thế kỷ 18, 19, đã có những nhóm nhỏ Do Thái tìm đường về Palestine. Nhưng phải tới cuối thế kỷ 19, nguyện ước này mới thành một phong trào rộng lớn có tổ chức và lý luận cụ thể để chuyển nguyện ước thành hiện thực. Theo lịch sử Do Thái thì sự chuyển biến này đã do mấy nguyên nhân sau:



1. Sự xuất hiện của Theodor Herzl
Theodor Herzl là ký giả Hung, gốc Do Thái, là thông tín viên ở Paris của New Free
Press, một nhật báo hàng đầu ở Vienne. Nhân ở Paris, ông đã được chứng kiến chủ
nghĩa bài Do Thái (Anti-Semitism) ở Pháp trong vụ án xử Dreyfus, một sỹ quan gốc Do
Thái trong quân đội Pháp can tội bán tài liệu quân sự mật cho Đức. Tuy sau này
Dreyfus được minh oan và phóng thích, nhưng vụ án đã làm bùng lên phong trào bài
Do Thái của báo chí và dân chúng Pháp. Và Herzl đã bàng hoàng trước những tiếng
hò hét “Giết chết bọn Do Thái” trên khắp đường phố Paris. Từ đó ông nghĩ về thảm
kịch của dân tộc Do Thái và viết tập sách The Jewish State, trình bày quan điểm là
người Do Thái phải tự mình tái lập một quốc gia để có thể sống như một người tự do.
Mặc dù phong trào Zionist (trở về Palestine) đã có từ lâu, nhưng Jewish State đã đưa
ra một kế hoạch thực tiễn về lãnh đạo, về tổ chức, về chương trình vận động và đã
vạch ra một hướng thực tiễn cho phong trào Phục Quốc (Zionism). Vì thế sau khi
Jewish State xuất bản được một năm, Herzl đã thành công trong việc triệu tập một hội
nghị, qui tụ các đại biểu Do Thái trên toàn thế giới, ở Basle, Thụy Sĩ, tháng 8/1879. Kết
quả của hội nghị là thiết lập tổ chức The  World Zionist Organization và Theodor Herzl
được bầu làm chủ tịch. Như thế với hội nghị Basle gọi là The First Zionist Congress, 2 | T r a n g
người Do Thái đã đặt nền cho phong trào Zionist như là một phong trào chính trị thế
giới.
2. Phong trào bài Do Thái ở Âu Châu
Trong 2000 năm lưu lạc, người Do Thái bị kỳ thị, ngược đãi ở nhiều nơi, nhưng không
ở đâu nặng nề như ở Nga và các quốc gia Đông Âu. Lịch sử đó quá dài và phức tạp,
nên ở đây chỉ xin trích lại ít điều từ bản nghiên cứu Anti-Semitism and Holocaust của
Laureen Moe trên mạng Anti-Semitism.
Theo L. Moe thì từ năm 1881, sau vụ ám sát Nga Hoàng Alexander II, người Do Thái
bị nghi là dự phần âm mưu, nên việc tàn sát Do Thái trở thành chính sách của chính
quyền Nga. Từ đó, những cộng đồng Do Thái lớn đã là những mục tiêu của sự bạo
động, gọi theo chữ Nga là Pogrom, có nghĩa là sự tấn công với tàn phá, cướp bóc tài
sản, giết chóc và hãm hiếp. Đáng kể là những trận pogroms ở Kiev và Odessa. Vì ở
đây việc tàn sát toàn gia là việc rất thường. Theo tài liệu được ghi lại thì trong 530
cộng đồng đã phải chịu 887 vụ tàn sát lớn và 349 vụ tàn sát nhỏ với số người chết
khoảng 60.000, chưa kể số người bị thương.
Trong những nước Đông Âu như Ba Lan, Rumania, Hung Gia Lợi và Áo, người Do
Thái cũng phải chịu những trận tàn sát, nhưng ở con số nhỏ hơn. Tới thập niên 1930
thì số phận người Do Thái ở Đức và Đông Âu phải chịu một kiếp nạn  tàn sát khủng
khiếp, được gọi là Holocaust, chữ này đã được dùng để chỉ giai đoạn hủy diệt người
Do Thái ở Đức khi Adolp Hitler lên nắm chính quyền năm 1933.
Tài liệu của The United States Holocaust Memorial Museum (online) cho biết năm
1933, Đức Quốc Xã bắt đầu thực hiện ý thức hệ chủng tộc và 525.000 người Do Thái
(khoảng 1% trong tổng số dân Đức) đã là mục tiêu chính, vì Quốc Xã coi Do Thái là
chủng tộc thấp kém, là mối hại cho sự thuần khiết của chủng Đức (Aryan) là chủng
cao cấp. Từ đó Quốc Xã tiến hành việc hủy diệt Do Thái qua mấy giai đoạn:
- Thứ nhất là thay đổi vị thế công dân của Do Thái.
Tháng 4-1933, với đạo luật công bố ở Nuremberg, Do Thái đã bị xếp thành công dân
hạng nhì và bị loại ra khỏi các cơ quan công quyền, trường đại học, tòa án, không
được học trường công, đi coi hát, tới những vùng nghỉ mát, nghỉ hè, đồng thời bị cấm
cư trú và đi lại trong một số khu vực của nhiều thành phố.
- Thứ nhì là thu hẹp đời sống kinh tế:
Từ 1937 tới 1939, người Do Thái bị tách khỏi đời sống kinh tế với những biện pháp
tước đoạt hay ép buộc người Do Thái bán lại cơ sở doanh nghiệp với giá rẻ. Sau đó là
tổ chức những cuộc bạo động phá hủy giáo đường, cửa tiệm, nhà cửa và giết người.
- Thứ ba là tập trung người Do Thái vào những trại tù:
Từ 1938, Quốc Xã đốt hết giáo đường Do Thái và những người Do Thái chưa kịp hay
không thể tẩu thoát khỏi nước Đức hay những nước Quốc Xã mới chiếm ở Đông Âu
đều bị bắt và đưa đến những trại tập trung.
Và cuối cùng là khoảng 6 triệu người Do Thái trong những trại tập trung đã bị hủy diệt
trong những lò hơi ngạt.
Tuy áp dụng phương pháp hủy diệt hàng loạt, nhưng do thời gian kéo dài cùng với
những khó khăn trong chiến tranh, nên Đức Quốc Xã đã không thể thực hiện nổi điều
mà Hitler gọi là “Giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái”, nên từ 1933 đến 1939,
khoảng một nửa số dân Do Thái Đức và 2/3 Do Thái Áo đã trốn thoát khỏi tay Đức
Quốc Xã. Phần lớn số này đã tìm đường qua Hoa Kỳ, Palestine và một số nước Âu
Châu, và số này lại rơi vào tay Quốc Xã khi Đức xâm chiếm các nước Đông Âu.3 | T r a n g
Như thế từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, những trận pogroms ở Nga, ở Đông Âu, và
Holocust ở Đức đã là những động lực tạo thành những đợt di dân tràn về Palestine,
gọi là Aliya (nghĩa là Đi lên Zion), mà sử Do Thái đã phân chia thành nhiều đợt với tính
chất khác nhau của mỗi đợt như sau:
1. Aliya thứ nhất: Từ 1882 đến 1903, khoảng 35.000 đến từ Nga do phong trào bạo
động chống Do Thái trên khắp nước Nga từ 1882, trong đó có một số đến từ Yemen.
Đợt này đa số tìm sinh kế trong mấy thành phố và chỉ một số nhỏ đi vào nghề nông.
2. Aliya thứ nhì: Từ 1904 đến 1914, đa số cũng từ Nga. Trong giai đoạn này, để vượt
qua những khó khăn trong việc khai khẩn những vùng đất hoang khô cằn hoặc đầm
lầy, phải cần sự hợp tác làm chung, nên di dân đã thiết lập một thứ làng tập thể gọi là
kibbutz và đồng thời cũng tổ chức lực lượng tự vệ để bảo vệ cộng đồng chống lại
những toán cướp Ả Rập.
3. Aliya thứ ba: Từ 1919 tới 1923, gần 50.000 người cũng từ Nga tới sau thế chiến thứ
I. Giai đoạn này Anh quốc đã chiếm Palestine của Đế quốc Ottoman và được quyền ủy
trị  của Hội Quốc Liên (League of Nations) năm 1922. Di dân đợt này cũng theo chân
đợt trước thiết lập những cộng đồng nông nghiệp tự túc.
4. Aliya thứ tư: Từ 1924 tới 1929, khoảng trên 80.000 người đến từ Ba Lan và Hung
do phong trào bài Do Thái ở mấy nước Đông Âu. Đợt này gồm nhiều gia đình trung
lưu, nên đã tới những thành phố phát triển và thiết lập nhiều ngành kinh doanh nhỏ và
kỹ nghệ nhẹ.
5. Aliya thứ năm: Từ 1929 tới 1939, khoảng 250.000 người tới từ Đức và các nước
Đông Âu để tránh chế độ Đức Quốc Xã, trong đó khoảng 174.000 đã tới giữa những
năm 1933-36, còn sau đó vì chính quyền Anh thực hiện chính sách hạn chế người Do
Thái vào Palestine, nên số còn lại đã phải tới bằng những đường bí mật bất hợp pháp
do những tổ chức Do Thái ở Palestine tổ chức, được gọi là Aliya Bet. Đợt di dân này
có nhiều nhà chuyên nghiệp gồm bác sĩ, luật sư, giáo sư và nghệ sĩ thuộc nhiều bộ
môn. Và tới năm 1940, dân số Do Thái ở Palestine đã lên tới 450.000 người.
B. Tạo dựng cộng đồng nông thôn
Người Do Thái trở về đất tổ Palestine, nhưng là di dân không có đất, nên trong Aliya
thứ nhất, đa số đã tìm kế sinh nhai bằng buôn bán ở mấy thành phố, và chỉ một số ít đi
vào nghề nông. Nhưng sau khi tổ chức Zionist quốc tế ra đời thì những hội viên Zionist
đã mở văn phòng The Zion Colonization Society ở Jaffa để cùng với tổ chức Palestine
Investment Corporation của Rothschild và De Schmann Foundation gia tăng việc mua
đất để thiết lập làng cho di dân.
Trong thời kỳ này Palestine là tỉnh thuộc Đế quốc Ottoman, hầu hết đất đai do vài chục
gia đình điền chủ thế lực Ả Rập làm chủ và đám điền chủ này đã bán những vùng đất
khô cằn cỗi hoặc vùng đồng lầy cho Do Thái, vì nghĩ rằng những vùng đất ấy không
thể trồng trọt gì được. Cứ như thế, những người định cư trước, những nhà từ thiện
khuyến khích định cư như Baron de Rothschild ở Paris hay những quỹ công được
những hội viên Zionist hải ngoại quyên góp đã tiếp tục mua đất của những điền chủ Ả
Rập vắng mặt. Vì thế tới năm 1900, Do Thái đã mua được 218.000 dunams, và đến
1914 diện tích do người Do Thái làm chủ đã lên tới 419.000 dunams, trong đó 220.000
dunams đã  được trồng trọt. (4 ½ dunams bằng 1 acre). (A. Elon, The Israelis:
Founders and Sons, New York: Holt and Winston, 1971, trg. 90)
1. Thực hiện con đường bắt rễ vào đất
Đợt Aliya thứ nhất chỉ tăng thêm sự hiện diện của người Do Thái trên đất Palestine
chứ không đặt được nền cho lý tưởng phục quốc như Ben Gurion nhận định khi ông từ
Nga trở về Palestine trong đợt Aliya thứ nhì. Ở đây, ông đã đụng phải những thất vọng 4 | T r a n g
mà thất vọng đầu tiên là nhìn thấy những người Do Thái của đợt Aliya thứ nhất đã
sống như những điền chủ, thuê mướn công nhân làm vườn cho mình, và lợi dụng
ngay những người đồng chủng trong cảnh khốn khó. Theo ông thì người Do Thái
không bao giờ có thể phục quốc theo cách đó, vì giữa đất và người phải có mối liên hệ
lao động. (Ben Gurion, Israel: Years of Challenge, New York: Holt and Winston, 1963,
trg. 7)
Từ nhận định này, Ben Gurion đã là một trong những người tiền phong đi khẩn hoang
thành lập những làng kiểu mẫu đầu tiên cho mục đích bắt rễ vào đất Palestine như
Joan Comay đã thuật lại:
“Khi Ben Gurion bắt đầu tìm kiếm việc làm, thực tế chán nản hơn. Thật khó kiếm ra
việc. Chủ  nông trại Do Thái, cũng như chủ trại Ả Rập, thích dùng lao động Ả Rập địa
phương trả vài cents một ngày hơn là những người di dân trẻ thiếu kinh nghiệm từ
Nga đến. Trong một năm, việc chính của David (Gurion) là đẩy xe cút kít chở phân bón
từ chuồng súc vật tới vườn cây trái và rải phân quanh cây. Làm việc này, anh được trả
đủ cho một cái giường và một bữa ăn đạm bạc mỗi ngày. Vùng này là đầm lầy nên
chẳng bao lâu David bị sốt rét. Bác sĩ ở làng đã khuyên anh nên trở về Ba Lan như
một số người mới đến trước đây đã đụng phải tình cảnh của anh, nhưng chuyện trở về
là điều anh không bao giờ nghĩ đến.
Trong thời gian làm thuê ở đây, David thường lội bộ trở lại Jaffa tham dự những cuộc
họp với nhóm Poalei Zion (Labor Zionist). Nhóm này quan niệm rằng người Do Thái ở
Palestine không nên chỉ là những học giả tôn giáo, mà phải phát triển một giai cấp
nông dân và công nhân. Vì thế nhóm đã quyết định tổ chức những công nhân Do Thái
ở nông trại và ở hãng rượu vang gần làng Rishon le Zin để cải thiện tiền lương và điều
kiện làm việc. Theo mục đích này, David và 2 người khác đã được phái đi như là một
phái đoàn để thảo luận với ban giám đốc của hãng rượu và đã đạt được kết quả là
điều kiện làm việc ở đó đã trở nên khá hơn.
Sau đó, David mong muốn ra khỏi vùng Jaffa để tới Galilee, nơi mà khi còn ở Plonsk
anh đã nghe là có cảnh sống giống như đời sống của những người đi khai quốc ở biên
ải. Vì thế anh và một người bạn đã đi bộ 2 ngày lên phía bắc vùng đồi núi Galilee ở
Nazareth và tới Sejra. Và ở đây hai người đã nhập vào một nhóm thanh niên nam nữ
đang khai hoang một vùng đất đầy đá. Nhóm này khai hoang nhưng không định cư
vĩnh viễn mà họ chỉ làm công việc cải tạo đất cho một làng định cư Do Thái mới, rồi sẽ
di chuyển để khẩn hoang một vùng khác. Đây là những khu đất do tổ chức Jewish
Colonization Association (JCA) mua để di dân Do Thái định cư. Tổ chức JCA trả cho
công nhân một số lương trong việc cải tạo đất. Nhóm của David và nhiều nhóm tương
tự thấy rằng họ đang thực hiện lý tưởng Zionist bắt rễ vào đất. Vì từ bàn tay lao động,
họ đang dựng lại quê hương và tạo cơ hội cho người Do Thái lại trở thành nông gia.
Sau khi làm xong đất ở Sejra, nhóm lại tiếp tục công việc cải tạo vùng đất đầm lầy ở
bờ phía tây sông Jordan do tổ chức Jewish National Fund (JNF) mua. Nhưng lần này,
Joseph Baratz, một nhóm viên, đã đặt vấn đề là tại sao họ không ở lại nơi này làm ăn
sinh sống thay vì đi làm đất ở vùng khác. Và vấn đề đã dấy lên một cuộc tranh cãi gay
gắt. Một số cho rằng làm như thế sẽ phản lại lý tưởng của nhóm vì sẽ trở thành nông
gia và điền chủ. Baratz luận giải là họ sẽ không là nông gia tư hữu, thuê mướn nhân
công mà sẽ kết thành nhóm, tự làm mọi việc và phân chia những gì họ có. Tổ chức
JNF đồng ý cho nhóm thuê đất, và tiền thuê sẽ được trả trên hoa lợi. Từ đó nhóm đã
gọi nơi này là Degania, lấy từ chữ Hebrew là Dagan, nghĩa là hạt, và Degania là
kibbutz đầu tiên của Israel”. (J. Comay, Ben Gurion and The Birth of Israel, New York:
Randon House, 1967, trg. 28)
Thử nghiệm thành công của Degania đã là đáp án cho con đường phục quốc. Vì thế
phong trào kibbutz đã phát triển nhanh với trên 100 kibbutzim (số nhiều của kibbutz)
được xây dựng trong thập niên 1920. Nhưng cũng trong thời gian này, nông gia Do 5 | T r a n g
Thái với khuynh hướng tự do đã chống lại tính chất tập thể của kibbutz, nên đã xây
dựng một loại làng khác gọi là moshav.  Loại làng moshav cũng phát triển nhanh và từ
đó đã cùng với kibbutz tạo thành nông thôn Do Thái.
2. Sự phát triển của kibbutz và moshav
a. Kibbutz:
Kibbutz, tiếng Do Thái có nghĩa là nông trại tập thể, là một cộng đồng đặc biệt, thực
hiện một chế độ kinh tế xã hội đặt căn bản trên nguyên lý sở hữu chung tài sản, làm
chung và hưởng chung.
Về tổ chức:
Hầu hết các kibbutz có hệ thống tổ chức giống nhau như sau:
Khu vực cư trú gồm có nhà trại viên, vườn, nhà trẻ, sân chơi cho mọi lứa tuổi và
những cơ sở chung như phòng ăn, hội trường, thư viện, bệnh viện, nhà giặt, tiệm tạp
hóa…. Cạnh khu vực cư trú là trại bò sữa, chuồng gà, và một hay vài nhà máy kỹ nghệ.
Bên ngoài khu vực này là đồng ruộng, vườn cây trái và ao cá.
Trong kibbutz, mọi người bình đẳng về trách nhiệm và thụ hưởng. Phụ nữ và nam giới
làm việc như nhau. Trại viên không có lương, nhưng được cung cấp mọi nhu cầu của
đời sống gồm cả giáo dục và y tế, cùng ăn trong một nhà ăn. Theo sự phát triển, nhiều
kibbutz có nhà ăn tân tiến, hồ bơi, nhà tập thể dục, phòng triển lãm, phòng hòa nhạc
và trung tâm văn hóa.
Hệ thống quản lý kibbutz là chế độ dân chủ trực tiếp được điều hành với những ủy ban
được đại hội bầu ra theo những chức năng như nhà cửa, tài chánh, kế hoạch sản xuất,
y tế và văn hóa. Những trưởng ban của những ủy ban này cùng với viên thư ký, người
đứng đầu kibbutz, họp thành Ban Điều Hành Kibbutz. Trong đó, chức thư ký, thủ quỹ
và nhân viên điều hợp lao động thì làm toàn thời, còn những thành viên khác thì ngoài
việc làm ở uỷ ban vẫn làm những việc sản xuất như những người khác.
-Về việc nuôi dạy trẻ:
Trước kia, ở những giai đoạn khởi thủy, trẻ em sống riêng, xa cách với cha mẹ. Chúng
có thể về với cha mẹ vào những buổi chiều hay những ngày cuối tuần. Sau đó, trong
nỗ lực xây dựng gia đình bền vững với mối ràng buộc tình cảm, nhiều kibbutz đã để
trẻ nhỏ ngủ tại nhà với cha mẹ cho tới tuổi đi học.
Từ mẫu giáo, hệ thống giáo dục nhấn mạnh đến sự hợp tác trong đời sống hàng ngày.
Khi đến cấp cao hơn, trẻ nhỏ được chỉ định làm việc theo nhóm cùng tuổi: Nhỏ làm
những việc thích ứng với tuổi, lớn hơn phải làm một số việc trong kibbutz và ở cấp
trung học, mỗi tuần chúng phải dành một ngày cho một ngành nào đó của nền kinh tế
kibbutz.
Đối với hệ thống giáo dục thì tiểu học, học tại trường tiểu học của mỗi kibbutz. Cấp
trung học có trường trung học khu vực, gồm một số kibbutz để mở rộng các môn
chuyên biệt và sự liên hệ xã hội. Ngoài ra kibbutz còn cung cấp chỗ ăn, ở cho những
người trẻ thuộc mọi lứa tuổi có khả năng đặc biệt cần phát triển.
-Về phát triển:
Ngày nay Israel có khoảng 270 kibbutzim với dân số khoảng 130.000 người (2.5% dân
số toàn quốc). Đa số các kibbutz có từ 500 tới 600 người. Từ sự làm việc cần mẫn với
những phương pháp canh tác tân tiến, nông dân Do Thái đã đạt được những kết quả
đáng kể trong các ngành nông nghiệp như trồng tỉa, vườn cây trái, chăn nuôi gia cầm,
bò sữa và nuôi cá. Và trên một thập niên trở lại đây, ngoài nông nghiệp, hầu hết các
kibbutz đã phát triển nhiều ngành kỹ nghệ sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ và cả
du lịch.6 | T r a n g
b. Moshav
Làng kibbutz đã là giải pháp cho việc định cư trong hoàn cảnh đặc biệt của di dân Do
Thái, nhưng có nhiều di dân  đã không chấp  nhận đời sống ở kibbutz vì loại làng tập
thể này đã không cho họ một đời sống riêng tư với một ngôi nhà, một mảnh đất riêng.
Do đó họ đã tách ra thực hiện một loại làng khác gọi là moshav, tiếng Hebrew là làng
hợp tác, mà moshav đầu tiên đã do Shmuel Dayan xây dựng. Ông là thân phụ của
tướng độc nhãn Moshe Dayan và đã từ Ukraine tới Palestine năm 1908 trong đợt Aliya
thứ nhì, là người đi xây dựng kibbutz, nhưng rồi ông đã chống lại chế độ làm chung,
sống chung và ăn chung của kibbutz. Vì thế tới đầu thập niên 1920, ông đã tới thung
lũng Jezreel, lập làng moshav và đặt tên là Nahalal (the heritage) theo địa danh trong
kinh thánh. (Amos Elon, sđd, trg. 18)
-Về tổ chức:
Moshav giống kibbutz mấy điểm ở cơ cấu lãnh đạo, ở sở hữu chung nông cụ (loại
nặng) và ở hệ thống mua bán chung. Còn khác kibbutz ở điểm về tự do cá nhân với
gia đình có nhà riêng và tự canh tác trên mảnh đất của mình.
-Về phát triển:
Do đáp ứng được hai nhu cầu về hợp tác để phát triển cộng đồng và giữ được đời
sống tự do, nên phong trào moshav đã phát triển nhanh. Trong thập niên 1950, nhiều
di dân Do Thái từ các nước Đông Âu và Ả Rập về Palestine, thấy đó là kiểu làng thích
hợp, nên họ đã xây dựng nhiều làng moshavim (số nhiều của moshav). Vì thế tới thập
niên 1980, moshav đã lên tới 448 làng với số dân khoảng 156.700.
C. Thành tựu
Nông thôn Do Thái đã được tạo thành từ hai loại làng kibbutz và moshav, và chỉ trong
vài thập niên, nông dân Do Thái đã tạo được những kỳ công mà lịch sử Do Thái gọi là
phép lạ. Xin tóm tắt ít điều về những kỳ công đó như sau:
1. Về kinh tế:
a. Làm sống lại miền đất khô cằn
Nông dân Do Thái đã làm sống lại một miền đất đã bỏ hoang hàng nhiều thế kỷ với
khai hoang, dẫn thủy và trồng cây. Làng được tạo lập ở đâu là ở đó trồng nhiều cây và
việc trồng cây, trồng hoa đã trở thành một nếp sống văn hóa Do Thái, vì cây đã cho họ
màu xanh trên những vùng đất khô cằn, và mươi, hai mươi năm sau cây sẽ giúp họ
giữ đất khỏi bị soi lở. Vì thế những làng kibbutz và moshav khởi đầu được tạo dựng
trên những vùng đất cằn nứt nẻ, toàn là một màu nâu đen, nhưng chỉ sau vài năm,
những làng đó đã đầy cây xanh và trong làng đầy hoa.
Tổ chức Jewish National Fund được thành lập năm 1901 để mua đất cho dân Do Thái
lập làng định cư, nhưng sau khi Israel được thành lập năm 1948 thì hoạt động của
JNF đã chuyển sang công tác phát triển và cải thiện đất cũng như trồng cây gây rừng.
Với những chương trình đó, nhiều đầm lầy đã được rút nước, những ngọn đồi được
dọn đá, san thành những bậc thang để canh tác. Còn trồng cây gây rừng thì chỉ trong
thập niên 1990, JNF đã trồng trên 200 triệu cây trên diện tích 120.000 ha rừng. Về dẫn
thủy, theo thống kê, số đất canh tác đã tăng từ 250.000 ha năm 1950 lên 440.000 ha
năm 1984, và trong số đất này, tỷ lệ đất được dẫn thủy đã tăng từ 15% năm 1950
(37.000 ha) lên 54% năm 1984 (237.000 ha). Lượng nước được dùng cho nông
nghiệp đã tăng từ 332 triệu mét khối năm 1950 lên 1.2 tỉ mét khối năm 1948.
b. Chinh phục sa mạc
Sa mạc Negev rộng 13.310 ki lô mét vuông, chiếm hơn một nửa diện tích Israel, đã bị
bỏ hoang nhiều thế kỷ. Toàn sa mạc là đất đá xám với đồi núi đá và hẻm núi sâu. Khí 7 | T r a n g
hậu thay đổi đột ngột từng tháng, nóng và ít mưa (2-4 in/năm), nên trên toàn sa mạc
không có một cộng cỏ. Vì thế để chinh phục Negev, Israel đã thực hiện mấy chương
trình sau:
-Thứ nhất là tìm nước:
Năm 1964, Israel hoàn thành chương trình Israel National Water Carrier (INWC) với hệ
thống  ống nước khổng lồ, dài 350 km, dẫn nước từ Hồ Galilee  ở phía bắc xuống
những vùng ít mưa ở miền trung và miền nam. Từ hệ thống dẫn nước này, hàng năm
Negev đã có thêm 320 triệu mét khối nước (tăng 75%). Vì thế, tới năm 1985, khoảng
60.000 hectares đã được cải tạo canh tác, và một vùng cát đá đã nhường chỗ cho
vườn cây trái, các loại rau, ngũ cốc và bông. Ngoài việc dẫn thủy bình thường, người
Do Thái còn sử dụng thêm môt kỹ thuật dẫn nước mới là hệ thống ống phun nước trên
cánh đồng và trong các vườn cây.
Tuy nước hồ Galilee đã xanh hóa sa mạc Negev, nhưng không đủ, vì hồ Galilee còn
phải dành nước cho những vùng khác, nên Israel đã phải đi tìm những nguồn nước
ngầm nằm dưới sa mạc. Đó là những dòng nước đã bị chôn vùi từ thời Băng Hà (Ice
Age). Một phần nhỏ của tầng nước ngầm này đã được hút lên và khoa học gia Israel
tin tưởng là rồi đây cả sa mạc Negev sẽ tràn đầy với nước ngầm.
-Thứ nhì là di dân:
Cùng với nước, trong thập niên 1950, 60, nhiều kibbutzim và moshavim đã được thiết
lập trên khắp sa mạc. Và cũng trong thời gian đó, kibbutz và moshav đã tạo ra màu
xanh của làng, của vườn cây trái, của cánh đồng, để lấp dần màu xám và nâu của sa
mạc. Từ đó, nông dân Negev đã chăn nuôi bò, dê và cừu, đã sản xuất cam, nho, táo,
dầu olive, khoai, cà rốt, hoa và bông… vừa cung cấp cho nhu cầu trong nước, vừa
xuất cảng. Chẳng hạn ở phía bắc thành phố cảng Eilat, kibbutz Yotrata là một trong
những trung tâm chế biến sữa hàng đầu trong xứ.  Ở miền trung Negev, Kibbutz
Na’ama và Roa, gần kibbutz Sde-Boker, nơi định cư của Ben Gurion, đã sản xuất rượu
vang bằng nho của địa phương. Ở biên giới Israel và Ai Cập, moshav Kadesh-Barnea
chuyên trồng các loại hoa để xuất cảng. Rồi ở phía bắc, kibbutz Yad Mordekhai là
trung tâm sản xuất mật ong lớn nhất của Israel.
-Thứ ba là khai thác quặng mỏ:
Người Do Thái đã biến sa mạc Negev thành nông trại màu mỡ, xanh tươi, nhưng dưới
mặt đất đá, Negev còn chứa nhiều thứ quặng mà đầu thập niên 1960, thủ tướng Ben
Gurion đã cho biết: “Negev có một cái biển khác (ngoài Hồng Hải), không quan trọng
về chuyển vận, vì là một cái hồ bị đóng kín trong đất liền: Đó là Biển Chết (Dead Sea).
Tuy thế, nó đặc biệt, vì nằm trong cái khe hở sâu nhất trên mặt địa cầu, khoảng 400
mét dưới mực mặt biển, và nó có nhiều muối và khoáng sản hơn bất cứ khu vực nào
khác trên thế giới. Nó chứa khoảng 2 tỉ tấn potash, trên 20 tỉ tấn magnesium chloride,
trên 10 tỉ tấn sodium chloride, khoảng 6 tỉ tấn calcium chloride, khoảng 1 tỉ tấn
magnesium bromide và những khoáng sản khác.
Từ khi Negev được quân lực Israel khai phá thì tuy việc nghiên cứu chưa được nhiều,
nhưng cho thấy là ở đó không phải chỉ có đồng và sắt mà còn tiềm tàng nhiều thứ
quan trọng khác. Chẳng hạn nhiều quặng phosphate đang được khám phá, trong đó
nguồn uranium, nguyên tố cần thiết cho việc nghiên cứu nguyên tử đã được phân tách.
Chúng tôi cũng đã tìm ra thạch cao, bảo thạch, đá granit, quặng cát làm kính có phẩm
chất hàng đầu, đá chứa hắc ín, kaolin, khí đốt thiên nhiên…”(David Ben Gurion, sđd,
trg. 197)
Qua những khám phá này, kỹ nghệ khai thác quặng mỏ đã phát triển. Với hệ thống
đường xuyên sa mạc, từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, các thành phố đã mọc lên.
Và tới nay thì tiếng “sa mạc” đã gần như bị lãng quên, vì Negev đã trở thành đất sống 8 | T r a n g
cho gần 700.000 dân Do Thái và trên 70.000 dân Bedouin, với hai thành phố quan
trọng: Thành phố Beershera ở trung tâm có 190.000 người (2005) và thành phố Eilat,
55.000 người, là hải cảng trên vịnh Aquaba, đường thủy thông ra Hồng Hải (Red Sea)
để qua phi Châu và Á Châu.
c. Tự túc lương thực
Mặc dù phải chịu những điều kiện bất lợi, nông nghiệp Israel đã vượt xa những nước
Ả Rập chung quanh, và đã đạt tới mức ngang với những nước tư bản tân tiến. . Kết
quả này có thể thấy ở mấy điểm sau:
Về lương thực: Năm 1948, Israel chỉ sản xuất được 30% lương thực cần thiết, nhưng
đến thập niên 1980, con số này đã đạt tới 80%.
Về xuất cảng: Với hiệu quả gia tăng năng xuất cùng với việc đa diện hóa khu vực nông
nghiệp, Irael đã có thể xuất cảng một số lượng lớn nông sản sang Âu châu. Có thể kể:
- Trái cây gồm cam, táo, chanh, nho, chuối, avocado và đào.
- Rau đậu gồm cà chua, khoai tây, khoai lang, các loại dưa, ớt ngọt, củ cải ngọt và đậu
phụng.
- Hoa gồm nhiều loại như hồng, huệ, tulip, phong lan và cẩm chướng. Đặc biệt là hoa
Do Thái đã nổi tiếng từ lâu và có giá trị cao ở thị trường Âu Châu.
- Và các thứ nông sản khác như thịt bò, gia cầm, sữa và các loại sản phẩm sữa. Đặc
biệt về ngành nuôi bò sữa, Israel đã đạt được mức kỷ lục là một con bò có thể cho
11.000 lít sữa trong một năm.
Tính chung về nông sản xuất cảng (cả tươi và chế biến), năm 1997 đã đạt trên 1.329 tỉ
mỹ kim, chiếm khoảng 6.4% tổng số xuất cảng năm 1997.
2. Về văn hóa
Nông thôn Do Thái đã đóng một vai trò then chốt trong việc phục hưng nền văn hóa
Do Thái trên đất Palestine. Ở đây xin ghi lại mấy vấn đề căn bản:
a. Thứ nhất là tôn giáo:
Do Thái giáo (Judaism) là tôn giáo độc thần.
Về thượng đế, người Do Thái tin có vị Thượng Đế (God) tạo và ngự trị thế giới. Ngài
toàn năng, toàn tri, hiện diện khắp nơi, công minh và nhân từ.
Về loài người, người Do Thái tin rằng mỗi người được tạo ra trong hình  ảnh của
Thượng Đế. Vì thế, mọi người được sinh ra bình đẳng, và tin rằng con người có ý chí
tự do và chịu trách nhiệm đối với những việc đã làm.
Về đức lý, Do Thái giáo dạy rằng khi người Israel đã chấp nhận 10 điều răn của
Thượng Đế  trên đỉnh Sinai thì họ phải cam kết tuân theo luật qui định cách thờ phụng
Thượng Đế và cư xử với người khác.
Về sách kinh, Do Thái giáo có kinh Torah. Torah nghĩa là Dạy, là sự mặc khải của
Thượng Đế cho dân Do Thái. Do đó, người Do Thái tuân theo kinh để nghĩ và hành
động, để cảm về cái sống và cái chết, để biết về sự liên hệ của Thượng Đế với dân Do
Thái.
Về lãnh thổ, Do Thái giáo tin rằng miền đất Israel (Eretz Yirael) là một phần theo lời
hứa của Thượng Đế với dân tộc Do Thái trên núi Sinai. Từ thời Abraham đã có sự
hiện diện liên tục của Do Thái trên đất Israel. Vì thế đất Israel đã được gọi là đất hứa
(Promised land).9 | T r a n g
Về đấng cứu thế, Người Do Thái tin đấng cứu thế (Messiah) sẽ là một người (không
phải là một vị chúa), từ gia đình của vua David, sẽ đưa thế giới tới thống nhất và hòa
bình. Người Do Thái không tin chúa Jesus là đấng cứu thế.
Trên 2000 năm bị lưu tán, Do Thái giáo đã là mối giây liên kết người Do Thái ở bất cứ
đâu và đã cung cấp cho người Do Thái một niềm tin và một nếp sống văn hóa tín
ngưỡng Do Thái. Mặc dù trong những hoàn cảnh nghiệt ngã, bị bách hại ở những
nước Âu Châu như Nga và nhiều nước Đông Âu, nhưng người Do Thái vẫn giữ tôn
giáo của mình để cuối cùng đem tín ngưỡng ấy về Palestine, củng cố và phát triển
trong những làng kibbutzim và moshavim.
b. Thứ nhì là ngôn ngữ:
Từ thân phận lưu đày qua nhiều đời, tiếng Hebrew, ngôn ngữ cổ Do Thái, đã trở thành
tử ngữ, chỉ còn được dùng để cầu nguyện trong các giáo đường Do Thái trong các
ghettos. Tuy dân Do Thái có thứ tiếng nói riêng là Yiddish, một thứ phương ngữ Đức
được kết hợp với tiếng Hebrew, Ba Lan và Nga, và được khoảng 4 triệu người dùng ở
Rumania, Nga, Pháp và Hoa Kỳ, còn  đa số Do Thái, ở xứ nào thì nói tiếng xứ đó.
Nhưng tiếng Hebrew đã  được hồi sinh nhờ công trình của nhà ngôn ngữ học Elira
Ben-Yehuda (1858-1922). Ông đã từ Lithuany trở vể Palestine năm 1882, và đã cùng
một nhóm cộng sự tận tụy cho công trình làm sống lại ngôn ngữ Hebrew. Để thực hiện
mục tiêu này, Ben Yehuda đã lập ủy ban ngôn ngữ Do Thái, tạo hàng ngàn từ mới
cùng ý niệm trên những nguồn kinh thánh, Talmudic và những nguồn khác để đáp ứng
với những nhu cầu của thế kỷ XX. Công trình của Ben Yehuda đã được dân Do Thái
hưởng ứng và cộng đồng nông thôn từ những ngày đầu đã là những trung tâm phát
triển tiếng Hebrew.
c.Thứ ba là nghệ thuật và ca nhạc:
Nhiều nông dân Do Thái trong kibbutz và moshav, trở về từ Nga, hay từ các nước
Đông Âu và Tây Âu, vốn là trí thức và nghệ sĩ đủ các bộ môn nghệ thuật, nên cùng với
đời sống lao động canh tác, họ đã biến cộng đồng nông thôn thành những trung tâm
sáng tạo văn hóa, nghệ thuật với đủ các bộ môn thi ca, vũ, nhạc và họa. Từ đó, nông
thôn Do Thái  đã làm sống lại những lễ hội cổ truyền và những ngày quốc lễ. Để yểm
trợ những tài năng trong các kibbutzim trên khắp nước, nhiều nhóm kibbutzim đã tổ
chức phong trào yểm trợ các đoàn nghệ sĩ chuyên nghiệp gồm nhạc giao hưởng, nhạc
thính phòng, các ban vũ mới và dân gian cùng kịch nghệ đi trình diễn thường kỳ ở
Israel hay xuất ngoại.
Những viện bảo tàng do một số kibbutzim xây dựng, chuyên biệt nhiều bộ môn như
nhân chủng, tự nhiên, nghệ thuật, lịch sử Do Thái và sự phát triển của Israel đã là
những trung tâm lôi cuốn nhiều khách.
Về chuyện văn hóa này, Leon Uris đã tổng kết qua lời của bác sĩ Lieberman, một nhân
vật trong tác phẩm Exodus như sau:
“Người Do Thái chúng tôi đã kiến tạo một nền văn minh đặc biệt ở Palestine. Ở mọi
nơi trên thế giới, văn hóa của mỗi xứ hầu như luôn luôn phát xuất từ các thành phố lớn.
Ở đây thì ngược lại. Cái khát vọng muôn đời làm chủ quê hương mình của dân tộc Do
Thái đã quá lớn đến độ đã biến nông thôn thành nơi tạo ra di sản mới. Vì thế, thơ,
nhạc, nghệ thuật, học giả và chiến sĩ của chúng tôi đã sinh xuất từ kibbutz và moshav”
(Leon Uris, Exodus, New York: Doubleday&Company, 1958, trg. 356)
3. Về dựng nước và giữ nước
Trong việc lập quốc, nông thôn Do Thái đã đóng những vai trò then chốt sau đây:
a. Nông thôn chiếm giữ nhiều vị trí trên khắp Palestine:10 | T r a n g
Ngay từ những thập niên 1920, 30, những đợt di dân thứ nhì và thứ ba đã thiết lập
những làng kibbutz và moshav từ phía bắc sát cao nguyên Golan vùng hồ Galilee,
thung lũng Jezreel, dọc theo sông Jordan, biên giới Jordan, gọi là West bank, ở miền
trung, dọc theo biển Địa Trung Hải xuống phía nam vùng núi Judean, rồi tới sa mạc
Negev và Gaza.
Về việc này, tự điển bách khoa Wikipedia đã ghi:
“Kế hoạch và sự phát triển của những người Zionist tiền phong từ khởi đầu, ít nhất,
một phần đã được quyết định theo những nhu cầu chính lược (politico-strategic). Việc
chọn lựa địa điểm định cư, chẳng hạn, đã chịu ảnh hưởng không phải chỉ ở những tính
toán về khả năng kinh tế mà còn chủ yếu vì nhu cầu phòng vệ địa phương, chiến lược
định cư toàn thể, và vai trò những nhóm làng như thế có thể đóng trong tương lai, có
lẽ cho một cuộc chiến đấu toàn lực. Vì thế, đất đai đã được mua hay được khai hoang
ở những phần hẻo lánh của Palestine.
Những làng kibbutzim cũng đã đóng một vai trò xác định biên giới của quốc gia Do
Thái (Jewish State) tương lai. Vào cuối thập niên 1930, khi có tin là Palestine sẽ được
phân chia giữa Ả Rập và Do Thái, làng kibbutz đã được xây dựng ở những vùng rất xa
trên lãnh thổ mandate của Anh, thậm chí nhiều kibbutzim đã được dựng trong đêm, để
như chứng tỏ đất đai sẽ được sát nhập vào quốc gia Do Thái (sau này gọi là Israel),
chứ không phải quốc gia Ả Rập Palestine.
Năm 1946, sau lễ Yom Kippur, mười một tháp và hàng rào của những làng kibbutzim
đã được thiết lập vội vã ở miền bắc sa mạc Negev để cho Israel quyền đòi hỏi miền
đất khô cằn, nhưng quan trọng về chiến lược này”.
b. Nông thôn thu hút di dân:
Từ tính chất tổ chức, những làng kibbutzim và moshavim là nơi có khả năng ổn định
đời sống cho những người Do Thái mới về Palestine. Vì thế, những làng Do Thái đã
phát triển nhanh theo những đợt di dân Aliya II và III. Năm 1922 chỉ có 700 người với
12 Kibbutz. Năm 1937 tăng lên 4000 với 29 kibbutz. Đến những năm trước thế chiến II,
con số lên tới 26.000 với 82 làng.
Cho đến nay, trên toàn quốc có 268 kibbutzim, từ miền cao nguyên Golan ở phía bắc
tới Hồng Hải ở phía nam. Dân số mỗi làng, cao nhất là 1000, còn hầu hết là mấy trăm.
Khoảng 80% kibbutzim đã được tạo dựng trước ngày thành lập quốc gia Israel năm
1948.
c. Nông thôn là cơ sở luyện quân:
Từ khởi đầu, để bảo vệ việc định cư, năm 1920, những người lãnh  đạo Yishuv
(Palestine Jewish Community) đã thiết lập một đội quân bí mật gọi là Haganah (đội
quân tự vệ).  Đó là lực lượng dân quân, ngoại trừ một nhóm nhỏ là những người lãnh
đạo và huấn luyện viên làm việc toàn thời được trả lương, còn tất cả là dân thường
như nông dân, công nhân, học sinh, nhà chuyên môn…, được huấn luyện quân sự
trong đêm và những ngày cuối tuần trong những vùng nông thôn. Về chuyện này,
Leon Uris trong Exodus đã viết: “Trong việc tạo dựng Haganah, kibbutz đã là nơi tốt
nhất để huấn luyện những chiến sĩ trẻ. Con số mươi hay hai chục người có thể dễ
dàng sống giữa 3 hay 400 nông dân. Rồi kibbutz lại là nơi tốt nhất để chôn dấu vũ khí
và chế tạo vũ khí nhỏ, và đa số những người lãnh đạo có tài của Haganah đã xuất
thân từ các Kibbutzim”. (Leon Uris, sđd, trg. 279)
d. Nông thôn là hàng rào chiến lược:
Trong những năm cuối thập niên 1940, kibbutzim và moshavim đã được giải khắp lãnh
thổ Mandate Palestine. Mỗi làng đã trở thành một pháo đài (stronghold) được rào kín
bằng những hàng rào thép gai với giao thông hào hay hàng rào cây với đất và dân 11 | T r a n g
làng đã sẵn sang tự vệ bất cứ lúc nào. Chính từ cảnh sống tay súng tay cày này mà
nông dân Do Thái đã có thể chận đứng được những cuộc đột kích của những đội quân
du kích của Ả Rập để giữ làng. Và khi Do Thái tuyên bố thành lập quốc gia Israel, hệ
thống làng Do Thái đã là những hàng rào chận đứng những cánh quân chủ lực có xe
tăng, pháo binh của Syria, Iraq và Ai Cập trong trận chiến cứu nước, khi những cánh
quân này tiến vào Israel để “Ném người Do Thái xuống biển” như chính quyền mấy
nước Ả Rập đã tuyên bố với Liên Hiệp Quốc.
D. Nông thôn Do Thái ngày nay
Khi mới xây dựng, kibbutz và moshav, thế hệ tiền phong với tư tưởng lấy lao động bắt
rễ vào đất, đã đặt căn bản vào nông nghiệp, sau đó theo nhu cầu đã phải phối hợp sản
xuất nông nghiệp với một số ngành kỹ nghệ như nông cụ, chế biến nông sản…. Rồi tới
thập niên 1990, trước những tiến bộ về kỹ thuật và kinh tế thế giới, kinh tế nông thôn
Do Thái đã biến đổi nhanh chóng, ngoài việc canh tân nông nghiệp, nông gia đã đa
diện hóa nhiều ngành khác. Có thể kể:
Về sản xuất chế tạo: Thiết lập những xí nghiệp chế tạo sản phẩm kim loại, điện tử,
plastics, cao su, dụng cụ nhãn khoa, dệt vải, y dược, văn phòng phẩm, đồ chơi, nữ
trang và khí cụ âm nhạc…
Về sản xuất chế biến: Thiết lập những xí nghiệp liên hợp nông nghiệp chế biến các
loại thực phẩm đóng hộp như thịt bò, thịt gia cầm và trái cây…
Về dịch vụ: Do dân số gia tăng và đô thị phát triển, nhiều vùng nông thôn trở thành
những vùng ngoại ô đô thị, vì thế nông dân đã phát triển kỹ nghệ dịch vụ như giặt ủi,
cung cấp thực phẩm, cửa hàng bán lẻ và trung tâm giữ trẻ.
Về du lịch: Ngành du lịch của Israel đã phát triển rất sớm, vì Palestine là miền đất
chứa đựng nhiều thánh tích tôn giáo. Do đó, từ thập niên 1990, nhiều kibbutzim và
moshavim đã tận dụng vị thế sẵn có là cái đẹp của làng, ở khắp nơi từ miền núi, hồ,
biển tới sa mạc, để biến nông thôn thành những trung tâm du lịch. Du khách tới đây có
nhà khách, khách sạn, bể bơi, đi ngựa, viện bảo tàng, sở thú, nghe hòa nhạc bên hồ
và dự những hội lễ nông nghiệp với vũ điệu dân gian Hora trong lễ Olive tháng mười,
lễ hái nho mùa hè, lễ hái đào vào cuối Xuân và nhiều thứ hội khác nữa.
Theo sự đa diện hóa, nông dân Do Thái đã tham gia các ngành nghề theo tỷ lệ như
sau:
- Nông nghiệp và nuôi cá: 24%
- Kỹ nghệ, quặng mỏ: 24%
- Du lịch, thương mại và tài chánh: 11%
- Vận tải: 5%
- Xây dựng: 1%
- Dịch vụ cộng đồng: 18%
- Dịch vụ cá nhân: 17%
(Từ web Israelmybeloved.com)
Trên tiến trình biến đổi, tính chất của kibbutz và moshav cũng đã thay đổi về nhiều mặt:
Về cơ cấu quản lý: Trước kia theo chế độ tự quản với dân chủ trực tiếp, nay được thay
bằng những ban đại diện.
Về gia đình: Trước kia, con cái được nuôi dạy riêng và ở xa cha mẹ, ngày nay, từ thập
niên 1970, đời sống ở kibbutz đã đặt trọng tâm ở gia đình, nên con cái được cha mẹ
nuôi dạy và sống với cha mẹ, và trong nhiều kibbutzim nông gia đã có thể nấu ăn tại
nhà.12 | T r a n g
Về công hữu: Trước kia, mọi tài sản là công hữu, nay thì nguyên tắc công hữu đã
giảm vì sự phát triển kỹ nghệ, và nông gia đã tự mình thiết lập những liên doanh sản
xuất, dịch vụ tư. Rồi trong kibbutz, có nhiều nông gia đi làm ngoài với lương cao, đã
tích lũy tài sản riêng, mua nhà ở thành phố cho thuê. Vì thế, từ thập niên 1990, tính
chất của kibbutz đã có nhiều thay đổi từ phạm vi cá nhân tới cộng đồng:
- Với cá nhân thì không còn chuyện cùng làm, cùng hưởng, vì đã có người giàu người
nghèo, nên kibbutz đã phải điều chỉnh chính sách. Chẳng hạn, một số kibbutzim đã
chấp nhận một hệ thống lương khác biệt, trong đó ngoài mức lương tối thiểu, còn có
mức cao hơn cho những thành viên kỳ cựu, những người chịu trách nhiệm nặng nề và
những người đi làm ngoài kibbutz có lương cao. Từ đó, đời sống cá nhân trong kibbutz
đã thay đổi về việc làm, ăn và ở. Rồi trong một số kibbutzim khác, thành viên đã phải
trả một loại thuế căn bản cho tất cả những dịch vụ trong kibbutz.
- Với cộng đồng thì trước kia cũng đã có kibbutz giàu nghèo khác nhau, nhưng tất cả
đã cùng sống và cùng làm theo nguyên tắc tập thể và công hữu. Còn bây giờ sự phân
cách giàu nghèo ngày càng lớn (do sự thành bại trong cách làm ăn mới) nên đã có sự
thay đổi  về nguyên lý nền tảng giữa các kibbutzim, trong đó kibbutz giàu duy trì
nguyên lý cũ, còn kibbutz nghèo thì tìm đường ra khỏi cách làm và cách sống cũ.
Như thế, chuyện vô sản ở kibbutz đã biến dần và quyền tư hữu đã trở về với những
đứa con và cháu của thế hệ tiền phong. Còn đối với moshav thì sự biến đổi tự nhiên
hơn, vì tính chất tự do từ khởi thủy: Làm riêng và sống riêng. Nhưng ngày nay thì nông
dân moshav tìm cách đạt tới độc lập hơn về kinh tế. Vì thế, các ngành sản xuất kỹ
nghệ liên hợp, dịch vụ và du lịch cũng được phát triển song song với nông nghiệp
giống như hệ thống kibbutz đã thực hiện.
Để nhìn về tương lai của cộng đồng nông thôn Israel, xin trích dẫn ít điều của mấy nhà
nghiên cứu Do Thái:
- Dân số Israel là 7.282.000 (2008), trong đó nông dân chiếm khoảng 9% với 3.7%
trong các làng thường, 2.2% trong kibbutzim và 3.1% trong moshavim. Nông dân với
những hình thức định cư đặc thù đã đem đến một bầu khí riêng biệt cho Israel. Khi
Israel đi vào thế kỷ 21, nông thôn đã thích  ứng với đời sống mới: Kibbutzim và
moshavim đã bớt tập trung hóa, đồng thời đặt nặng đời sống gia đình và cá nhân; làng
đã đầu tư thêm tài nguyên vào kỹ nghệ và nông nghiệp. Nhiều vùng nông thôn đã trở
thành ngoại ô của đô thị và tiếp nhận kỹ nghệ từ đô thị chuyển tới.
- Hình như mỗi kibbutz cuối cùng sẽ tìm ra kiểu phát triển của riêng nó từ cái cũ và cái
mới. (Henry Near, Kibbutz historian)
- Kibbutz đã đi vào giai đoạn bể ra từng mảng. Một số đang đi vào chế độ lương và giá
cả…Từ đó, người ta nghĩ là sự cáo chung của đời sống tập thể đang tới. (David Bailey,
Sociologist, University of Birmingham) (Focus on Israel: Kibbutz, www.mfa.gov.il )13 | T r a n g
II - NÔNG DÂN VIỆT NAM
Dưới chế độ Cộng Sản trên nửa thế kỷ nay, nông dân Việt Nam đã phải đi qua nhiều
đoạn đường khổ ải. Xin tóm tắt về mấy đoạn đường ấy như sau:
A. Kháng chiến
Năm 1946, khi Pháp trở lại tái chiếm Việt Nam, chính quyền Hồ Chí Minh (mới được
thành lập từ tháng 8-1945, do đảng Cộng Sản nhanh tay và có tổ chức, nhân cơ hội
khoảng trống chính trị - Nhật đầu hàng Đồng Minh, chính phủ Trần Trọng Kim của triều
đình Huế vô lực, đã cướp được chính quyền) phải rút lên vùng thượng du Bắc Việt và
đã kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong bản kêu gọi có đoạn:
“Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già,
người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải
đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng
gươm, không có gươm thì dùng cuốc, xuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực
dân Pháp cứu nước”.
Từ đó, dân Việt nói chung hay nông dân nói riêng, vì yêu nước, vì khát vọng độc lập
đã đi vào khánh chiến. Trong kháng chiến, nông dân đã trở thành chủ lực (tất nhiên vì
nông dân Việt Nam lúc đó chiếm gần 90% dân số) và đã đóng những vai trò then chốt:
Thứ nhất về lực lượng vũ trang: Quân kháng chiến đã phát triển từ 75.000 năm 1948
lên 125.000 năm 1953 (kể cả địa phương quân và tự vệ quân là 350.000 người), lập
thành 9 sư đoàn (gọi là đại đoàn) được Trung Cộng võ trang vũ khí tối tân và huấn
luyện ở Hoa Nam cả quân sự lẫn chính trị. (Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận, Paris:
Nam Á, 2002, trg. 2267)
Thứ nhì về tiếp vận: Nông thôn vừa là nguồn cung cấp lương thực vừa là nguồn cung
cấp dân phu tiếp vận chiến trường. Lương thực là thuế nông nghiệp nên có lẽ không
sách nào ghi được con số thuế này. Vì thế, ở đây xin ghi lại ít con số dân công đảng
Cộng Sản đã sử dụng để chuyển vận và làm đường.
Về tổng quát, trong giai đoạn chiến trường cơ động, khi bộ đội chính quy hành quân
mấy tuần liền, một chuỗi kho quân nhu (gạo và đạn dược) phải được thiết lập trước và
lúc nào cũng phải đầy. Bất cứ những chuẩn bị chiến dịch nào như thế cũng đòi hỏi lực
lượng dân quân tổ chức những đoàn dân công để thiết lập kho quân nhu và để khai
quang, làm những con đường thô sơ, và mỗi sư đoàn 10.000 người cần 50.000 dân
công. Số dân công nam nữ này được trưng tập trong việc tiếp vận dọc theo đường
hành quân của một sư đoàn, phải đi dân công trong khoảng từ 10 tới 14 ngày, thời
gian này cho họ 7 ngày khuân vác cộng với thời gian cần để tập hợp và trở về nhà.
(Martin Windrow, The Last Valley, Cambridge: Da Capo Press, 2004, trg. 153)
Về những chiến dịch đặc biệt, sử gia Cộng Sản Nguyễn Khắc Viện trong Histoire du
Viet Nam, đã cho biết:
“Tháng 9-1953, chiến trường bao trùm cả Đông Dương. Phải động viên hàng triệu
người để đánh du kích, sửa đường, chăm lo tiếp tế cho những bộ đội tham chiến
nhiều khi cách xa hậu cần nhiều trăm cây số. Tỉ dụ như công tác mở đường từ Yên
Bái đến Sơn La đã sử dụng tới 2 triệu ngày lao động, việc mở con đường nối liền khu
II và III đã đòi tới 2.600.000 ngày”. (Trích lại trong Hoàng Cơ Thụy, sđd, trg. 2390)
Còn việc chi viện cho mặt trận Điện Biên Phủ, sử gia Cộng Sản viết: “Hầu hết ô tô vận
tải (hàng ngàn xe) được đưa ra phục vụ mặt trận. Các đoàn thuyền buồm, thuyền độc
mộc, bè mảng (gần 1 vạn 200 chiếc) đêm ngày vượt dòng sông Mã, vượt thác sông 14 | T r a n g
Đà hoặc xuôi dòng Nậm Na chở gạo từ Thanh Hóa lên, từ liên khu 3, Hòa Bình, Phú
Thọ đến, từ Phong Thổ, Lai Châu về tiếp tế cho mặt trận Điện Biên. Hơn 2 vạn xe đạp
thồ, sức chở của mỗi xe từ 160 cân đến 325 cân, đã băng đèo vượt suối đưa lương
thực, vũ khí lên Điện Biên. Kết quả, 27400 tấn gạo do nhân dân đóng góp, bằng nhiều
con đường đã chuyển tới Điện Biên”. (Trích lại trong Hoàng Cơ Thụy, sđd, trg. 2434)
Việt Minh đã thắng trận Điện Biên Phủ do nhiều yếu tố về lãnh đạo, về ngoại viện (Liên
Sô và Trung Cộng) và sự sai lầm về chiến lược và chiến thuật của tướng Navare,
nhưng nông dân (quân đội và dân công) đã là nhân lực để tạo nên chiến thắng đó.
B. Cải cách ruộng đất
Chiến thắng Điên Biên Phủ đã kết thúc cuộc chiến tranh với hiệp định Geneve (20-7-
1954). Qua hiệp định, chính quyền Hồ Chí Minh đã chiếm được một nửa nước, từ vĩ
tuyến 17 trở ra Bắc và chế độ Hồ Chí Minh bắt đầu tiến hành cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc. Trước hết là cải cách ruộng đất.
1. Mục tiêu cải cách ruộng đất
Từ 1949 đến 1954 đã có nhiều sắc lệnh về cải cách ruộng đất, hầu hết đặt nặng về
vấn đề địa tô, giải quyết việc giảm nợ hoặc xóa nợ và tịch thu đất ruộng của những
thành phần có tội gọi là Việt gian chia cho nông dân. Nhưng do chiến tranh nên việc
cải cách chỉ thực hiện được trong một số vùng thuộc phạm vi kiểm soát của chính phủ
kháng chiến. Đến năm 1953, việc cải cách mạnh hơn với mục tiêu tịch thu toàn bộ đất
đai của thực dân Pháp, Việt gian, địa chủ phản động để thực hiện chương trình ruộng
đất cho người cày và quy định thành lập tòa án nhân dân để xét xử những thành phần
có tội trong cải cách ruộng đất. Chương trình cải cách lần này đã tác động nhiều vào
tinh thần kháng chiến của nông dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ và đã tạm ngưng
sau hiệp định Geneve với cuộc di cư của gần 1 triệu dân miền Bắc di cư vào miền
Nam.
Tới giữa năm 1955, chương trình được tiếp tục trên qui mô toàn miền Bắc với cơ cấu
tổ chức như sau:
2. Cơ cấu tổ chức
Cấp trung ương là Ủy Ban Cải Cách Ruộng Đất do Trường Chinh, Tổng bí thư đảng
Lao Động Việt Nam (đảng Cộng Sản) lãnh đạo với 3 phụ tá là Hoàng Quốc Việt (Ủy
viên bộ chính trị), Lê Văn Lương (Ủy viên bộ chính trị) và Hồ Viết Thắng (Ủy viên trung
ương đảng).
Cấp tỉnh là Đoàn Cải Cách Ruộng Đất. Trung bình mỗi tỉnh có 10 đoàn, mỗi đoàn có
khoảng 100 cán bộ, có trưởng đoàn đứng đầu, nhận lệnh từ Ban Cải Cách Trung
Ương, không qua hệ thống đảng ủy hay chính quyền địa phương. Đoàn được phân
phối về huyện và mỗi đoàn có nhiều đội, mỗi đội có khoảng chục cán bộ. Đội phụ trách
cải cách ở xã và có quyền hạn tuyệt đối, nên trong thời gian cải cách, người ta đã nói:
Nhất đội nhì trời. (Trần Gia Phụng, Án Tích Cộng Sản, Toronto, Ontario: Non Nước,
2001, trg. 121)
3. Phân loại thành phần giai cấp nông thôn
Để tiến hành cải cách ruộng đất, đảng Cộng Sản đã ra sắc lệnh (3-1953/1955) ấn định
5 thành phần ở nông thôn như sau:
- Địa chủ có 3 loại: Địa chủ Việt gian phản động, cường hào ác bá, địa chủ thường và
địa chủ kháng chiến (Định như thế, nhưng loại 2 và 3 không hề có, nên tất cả địa chủ
đều bị liệt vào loại địa chủ Việt gian phản động.
-  Phú nông: Loại có khoảng 3 mẫu ta đất ruộng.15 | T r a n g
- Trung nông: Loại có dưới 3 mẫu ta và được chia thành 3 loại là trung nông cứng,
trung nông vừa và trung nông yếu (không có trâu bò hay gia súc).
- Bần nông: Loại có ít sào đất, phải đi làm thuê hay thuê đất.
- Cố nông: Loại chỉ đi làm thuê.
Từ sự phân loại này, đảng đề ra chiến thuật đấu tranh là: Dựa vào bần cố nông, đoàn
kết với trung nông, liên hiệp với phú nông để tiêu diệt địa chủ.
4. Biện pháp thi hành
Cuộc cải cách ruộng đất năm 1955-56 có tính chất toàn diện, nhằm thay đổi tận nền
móng xã hội nông thôn miền Bắc, nên mỗi xã là một trận địa và Đội Cải Cách đã thực
hiện cuộc cách mạng “long trời lở đất” như Cộng Sản đã gọi qua những bước như sau:
-Bước thứ nhất
Đội về xã và mỗi cán bộ được phân nhiệm phụ trách một thôn. Ở thôn, cán bộ đi từng
nhà điều tra bằng cách Thăm Nghèo Hỏi Khổ, tìm và ở lại một gia đình bần hay cố
nông, và sử dụng cố nông đó, gọi là bắt rễ. Rồi tìm Chuỗi (có thể là con của gia đình
cố nông), và chuỗi này sẽ tìm bạn kết chuỗi khác. Cứ thế lan ra, gọi là xâu chuỗi. Rễ
và chuỗi, gọi là cốt cán. Từ thành phần bần cố nông này, có thể nhận rõ rễ chuỗi là
những nông dân nghèo, ít học hay mù chữ.
-Bước thứ nhì
Ở bước  này, cán bộ tuyên truyền về việc nông dân đứng lên đánh đổ giai cấp địa chủ
để làm chủ ruộng đất và tổ chức những buổi họp rễ chuỗi, thúc đẩy nông dân tố khổ
những địa chủ, cường hào gian ác trong thôn, gọi là cụng đầu tố khổ. Trong những
buổi cụng đầu tố khổ, rễ chuỗi đua nhau nói về sự nghèo đói, đau khổ của đời bần cố
nông và sự bóc lột của địa chủ. Họ bắt địa chủ tới tố khổ trong những buổi tố khổ của
thôn cho tới khi địa chủ chịu nhận tội bóc lột và phản động, rồi bắt nhốt địa chủ ở một
nơi nào đó.
Về chuyện này, nhà văn Tô Hoài đã thuật lại như sau:
“Theo kế hoạch chung, tối nào cũng họp tổ nông hội, họp thôn kể khổ, đôi khi đấu lưng
cả địa chủ đã chết tới sáng. Phải soi mói cùng kiệt, không để lọt lưới. Bố mẹ nhà địa
chủ xuống âm phủ đã tám hoánh thì moi lên đấu bóng, đấu cho tăng căm thù đón ngày
mit tinh xóa bỏ giai cấp địa chủ toàn xã”.
Cứ như thế, ở bước thứ nhì, Đội Cải Cách lên danh sách địa chủ, danh sách phú nông,
bắt người này, xin lệnh đoàn bắn người kia. Chính sách khủng bố này đã khiến nhiều
người đã phải tự tử trước khi bị bắt, gây nên một bầu khí đe dọa toàn xã như Tô Hoài
mô tả:
“Đường làng vắng hẳn, người nào bần cùng lắm mới ra đường, đi len lét, không ai
dám đến nhà ai. Gặp anh Đội, người già lùi vào bờ rào, ngoảnh ra cúi đầu chắp tay
vái”. (Tô Hoài, Ba Người Khác, Hà Nội: Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006, trg. 77)
-Bước thứ ba
Tới bước thứ ba, xã thiết lập tòa án nhân dân để xử tội số địa chủ đã bị tố ở bước hai.
Tòa án này do cán bộ cải cách làm chánh án, và nông dân được chọn lựa lên làm biện
lý. Phiên tòa nào cũng giống nhau, địa chủ bị cáo, bị trói quỳ trước tòa. Sau khi quan
tòa đọc bản cáo trạng về tội ác của bị cáo là tới dân chúng đứng ra tố cáo tội ác của bị
cáo với những lời chửi rủa thóa mạ, cùng đấm đá. Cuối cùng quan tòa tuyên án,
những bản án đã được định sẵn. Phần lớn là tử hình với nhiều kiểu hành quyết như
bắn tại chỗ (huyệt được đào sẵn trước bãi tòa án), tội nhân bị trói nhốt vào giỏ như
heo, rồi đem ra sông hoặc ao đầm dìm cho chết, hoặc trói trên một ổ kiến cho kiến đốt 16 | T r a n g
chết, hoặc chôn sống…, như cha vợ của nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ “Màu Tím
Hoa Sim” đã bị chôn sống để thò đầu lên khỏi mặt đất, rồi cho bừa đi bừa lại nhiều lần.
Sau những vụ hành quyết, gia đình tử tội bị đuổi ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng, toàn
bộ nhà cửa, tài sản bị tịch thu để chia cho bần cố nông, và ở đâu người ta cũng thấy
cảnh nhà của địa chủ bị đào sới từ trong nhà ra ngoài sân, vườn để tìm đồ bị nghi là
được chôn dấu ở đâu đó.
-Bước thứ tư
Bước cuối cùng là chia ruộng đất tịch thu của địa chủ cùng ruộng cống hiến của phú
nông và trung nông lớp trên. Rồi mỗi thôn lại trở về với những cuộc họp chia ruộng, tố
khổ để tìm ra số ruộng, tranh nhau chỗ ruộng tốt, ruộng xấu, ruộng mặn, ruộng chua…
lại chính bần cố nông làm công việc phân chia ruộng cho mình, đúng theo ý nghĩa
ruộng đất đã về với nông dân lao động. Và chuyện này, nhà văn Tô Hoài đã ghi lại
mấy hình ảnh:
“Nhiều người vác cả bó thừng ra sắp sẵn đóng cọc chung quanh thửa ruộng sẽ được
cắm thẻ. Cả một đời bây giờ mới nhìn thấy một miếng ruộng của mình. Những cành
tre phơ phất các góc ruộng. Người vừa được gọi tên ra nhận ruộng, nước mắt ràn rụa
quay lại chắp tay vái trời, vái anh đội. Có người lầm rầm khấn ông bà, ông vải tổ tiên
về chứng giám với con cháu, rồi ngồi xuống khóc rưng rức”. (Tô Hoài, sđd, trg. 170)
Sau bước thứ tư, theo thống kê, 2104.100 hộ nông dân lao động đã  được chia
810.000 ha ruộng đất của giai cấp địa chủ, phú nông. Như thế là đảng Cộng Sản Việt
Nam đã thực hiện khẩu hiệu “Đất Cho Người Cày”. Nhưng việc nông dân làm chủ ít
mảnh đất đã không kéo dài được lâu, vì tới cuối năm 1957, đảng đi tới một bước khác
là thực hiện cách mạng vô sản ở nông thôn bằng chính sách hợp tác hóa nông nghiệp
để đưa nông dân vào con đường vô sản làm chủ tập thể, và bước này kéo dài qua
mấy giai đoạn:
- Tổ đổi công: Việc đổi công, giúp nhau làm mùa đã có từ lâu ở nông thôn, nhưng bây
giờ khác là thành tổ chức có tên.
- Hợp tác xã: Giai đoạn tổ đổi công không được lâu, và chỉ là giai đoạn chuyển tiếp để
đảng tiến lên Hợp Tác Hóa với đơn vị là Hợp Tác Xã. Tới đây thì nông dân phải góp
ruộng đất, nông cụ, trâu bò vào hợp tác xã để làm chung dưới sự lãnh đạo của đảng.
Khởi đầu là hợp tác xã cấp thấp, đơn vị sản xuất tập thể nhỏ với khoảng từ 10 tới 20
hộ và canh tác khoảng trên 10 ha. Rồi từ 1960, hợp tác xã cấp thấp được tập hợp lại
thành những hợp tác xã cấp cao. Nhân số và diện tích ruộng đất của hợp tác xã cấp
cao cũng khác nhau tuỳ theo địa phương, trung bình từ 300 tới 500 ha. Tới 1975, hợp
tác xã cấp cao chiếm 88% tổng số hợp tác xã. (Lâm Thanh Liêm, Chính Sách Cải
Cách Ruộng Đất Việt Nam, Paris: Nam Á, 1995, trg. 42)
5. Kết quả cải cách ruộng đất
Trong cải cách ruộng đất, đảng Cộng Sản đã đạt được nhiều mục tiêu. Có thể kể:
Thứ nhất là truyền bá ý thức đấu tranh giai cấp, gây lòng căm thù để cho nông dân
thấy đảng đã cho mình vai trò làm chủ qua việc đấu tố, hành hạ và giết địa chủ, phú
nông, rồi được phân chia nhà cửa, đất ruộng của địa chủ. Từ đó, đảng biến nông dân
thành một lực lượng đi với đảng.
Thứ nhì là đưa ý thức đấu tranh vào thực tiễn, đảng đã vận dụng nông dân tàn sát,
theo ước lượng, trên 300.000 người, gồm tầng lớp địa chủ, phú nông, và những thành
phần tư sản, tiểu tư sản, gọi là Việt gian. Nông dân đấu tố, dân quân bắt tội nhân ăn
cứt, liếm đờm, đem trấn nước cho chết, chôn sống hoặc kéo xác tội nhân quanh
đường làng…Việc tàn sát dã man này đã đưa ý thức đấu tranh giai cấp lên cao, đồng
thời cũng tạo được sự khiếp sợ trong tâm trí nông dân trước quyền uy của đảng.17 | T r a n g
Thứ ba là đã thay đổi toàn diện cơ cấu xã hội và kinh tế nông thôn. Sau cải cách ruộng
đất, nông thôn chỉ còn một giai cấp là giai cấp nông dân vô sản với tính chất trại lính:
Đi làm theo lệnh Ban Quản Trị Hợp Tác Xã để được chấm công, chấm điểm. Mỗi ngày
lao động 10 giờ, mỗi giờ được 10 điểm, mỗi điểm được 150 gam gạo. Sau mỗi vụ gặt,
hợp tác xã chia số thu hoạch thành 4 phần: Phần thứ nhất để đóng thuế, phần thứ hai
để làm nghĩa vụ, tức là bán cho chính phủ bốn lần rẻ hơn giá ở thị trường tự do, phần
thứ ba để trả nợ cho ngân hàng và các cơ quan khác, phần thứ tư để chia cho xã viên
theo tổng số điểm mỗi người đã làm được trong toàn vụ. (Hoàng Văn Chí, Từ Thực
Dân Đến Cộng Sản, California: Đại Nam, 1997. trg. 32)
Thứ tư là hủy diệt văn hóa dân tộc. Văn hóa Việt Nam về căn bản là văn hóa xã thôn
với con người hiền hòa, giàu đạo nghĩa được khuôn đúc từ tôn giáo: Thờ kính tổ tiên,
theo đạo từ bi của Phật, theo tín nghĩa của Nho, từ nhiều thứ lễ hội biểu hiện tín
ngưỡng. phong tục và nếp sống văn hóa dân gian… Nhưng với chủ nghĩa duy vật
Marx – Lenin thì tất cả nền văn hóa này đều là tàn tích phong kiến phản động và đảng
Cộng Sản đã sử dụng thành phần cán bộ nông dân cuồng tín theo đảng tàn phá hết từ
đình chùa miếu mạo, nhà thờ họ tới tất cả lễ hội. Chuyện phá nhanh, phá hết những
cơ sở văn hóa tinh thần đã trở thành một chính sách thi đua lập thành tích, đến như
Nguyễn Huệ Chi, một nhà nghiên cứu hàng đầu của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
cũng đã phải nói:
“Từ hơn 50 năm lại đây, văn hóa truyền thống đã trải qua một “đại nạn”: Vì nghĩ đây là
những tàn tích phong kiến, chúng ta đã công nhiên lên ác chúng, thẳng tay “đàn áp”,
“xử tội” chúng, đã để cho bao nhiêu đình, chùa, bia mộ, sách vở quý giá ở khắp mọi
vùng bị đốt phá, hoặc mất mát hư hỏng mà không một chút động tâm, như nhiều thế
hệ đã tận mắt nhìn thấy”. ( Talawas/21/9/2005, Để làm được chiếc cầu nối giữa quá
khứ và hiện tại)
Trên đây là 4 cái thành trong cải cách ruộng đất, còn thất bại có thể kể:
Thứ nhất là ý thức về tư hữu: Đảng Cộng Sản đem chủ nghĩa Marx – Lenin về làm
cách mạng vô sản, dùng chuyên chính vô sản để hủy diệt ý thức tư hữu, xây dựng ý
thức vô sản. Đảng làm kinh tế quốc doanh và bắt làm tập thể thì phải làm, nhưng cơ
chế, giáo dục và truyền thông đã không tẩy não được ý thức tư hữu. Vì thế nông dân
đã sao lãng công việc trên đất hợp tác xã và trở về với mảnh vườn nhỏ quanh nhà
được đảng dành cho để chăm lo cho luống khoai, luống sắn, luống rau. Về chuyện này,
đảng đã thường cảnh cáo và nhắc nhở là phải cảnh giác, đừng để cho óc tư hữu ngóc
đầu dậy. Nhưng đối với đảng viên, cán bộ có chức quyền trong hợp tác xã, những
người thực hiện cách mạng vô sản, lại tìm cách vun quén cho tư hữu của mình, mà
ngay những năm đầu của hợp tác  hóa, dân miền Bắc đã đặt thành ca dao:
Mỗi người làm việc bằng ba
Để cho chủ nhiệm xây nhà, xây sân.
Đó là chuyện của 40 năm trước. Còn bây giờ, từ sau đại hội đổi mới (1986) thì ý thức
vô sản đã trở thành chuyện lỗi thời, vì đảng Cộng Sản đã chứng minh một điều là đảng
làm cách mạng vô sản, nhưng ý thức tư hữu lại thắng trong lòng đảng viên và đảng đã
dùng chuyên chính để tích lũy tư hữu cho đảng viên.
Thứ nhì là chuyện sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa: Hợp tác hóa nông nghiệp với hợp tác
xã từ thập niên 1960 tới năm 1975, với đảng là tổ chức làm ăn tập thể qui mô, có tổ
chức để nâng cao sản lượng, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa cho nông dân.
Nhưng vào việc cho thấy đảng đã thất bại là sản lượng nông nghiệp đã không tăng mà
ngày càng giảm, mặc dù trong những năm từ 1965 tới 1969, Liên Sô và Trung Cộng
đã viện trợ mỗi năm 1 triệu tấn gạo mà dân miền Bắc vẫn phải ăn độn khoai lang,
khoai mì.18 | T r a n g
Theo tổng kết chung thì sự thất bại này do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, thiếu
sự cải tiến kỹ thuật canh tác, quản lý  kém để thất thoát nông phẩm, phân bón, tài
chánh…, và thuế nông nghiệp quá cao, khoảng 85% hoa lợi mỗi vụ lúa. (Lâm Thanh
Liêm, sđd, trg. 45)
Nghiên cứu và phân tích thì đủ thứ nguyên nhân, nhưng chuyện này, ông Hoàng Hữu
Cát, trong bài phóng sự “Tiếng Đất” đã nói lên một nguyên nhân căn bản qua tâm sự
của một lão nông như sau:
“Hàng ngày, từng đoàn người đói rách, với đôi bao tải và chiếc cuốc bàn trên vai, chen
chúc nhau vào ga Hướng Lài để ngược tàu lên tận Làng Giàng mót sắn. Các nhân
viên soát vé của nhà ga không nỡ chặn họ lại, bắt phải mua vé, đành đứng tránh ra
cho họ ùa lên các toa đen và nhìn theo họ mà ái ngại và buồn bã.
Thỉnh thoảng lại gặp một vài người ăn xin, đấy là những ông già hoặc phụ nữ có dắt
theo con nhỏ.
Một người đàn ông, trạc năm mươi tuổi, dừng xe máy trước cửa ga, vừa bước vào
quán nước, chưa kịp uống cạn chén trà, đã thấy một bàn tay xương xẩu, run run giơ ra
trước mặt. Người đàn ông móc túi áo, lấy ra tờ bạc hai mươi đồng, nhưng lại nhét vội
vào và rút ra tờ một trăm đồng:
- Cháu nhìn ông quen quá (người đàn ông cho tiền ông già nói). Hình như ông là ông
Mô có phải không?
- Vâng tôi là Mô đây. Anh có phải là anh Lai, con trưởng cụ Dũng ngày xưa không?
- Vâng, thằng Lai đây ông ạ! Ông ơi! Năm năm tư, ông nói: “Vì bị bố cháu bóc lột nên
ông mới nghèo khổ”, thế bây giờ, ông bị ai bóc lột mà ông nghèo khổ thế?
Ông già cúi nhìn mãi bàn chân  đen đủi của mình, rồi chậm rãi nói, mặt vẫn không
ngẩng lên:
- Nông dân đói vì không có ruộng anh ạ! Đời tôi hơn bảy chục tuổi trên đầu rồi mà
chưa được thực sự làm chủ lấy một ngày. Trước cách mạng, đi làm thuê cho ông cụ
nhà anh. Cải cách ruộng đất, được Đảng và chính phủ chia cho mấy sào ruộng với
một chân trâu, bụng khấp khởi mừng thầm, chắc mẩm giờ đây mình sẽ được làm chủ,
nhưng rốt cục, lại vẫn là làm thuê, kiểu làm thuê lấy điểm, cốt lấy thật nhiều điểm chứ
lúa tốt, lúa xấu thế nào không cần biết. Thời anh mới học làm đồng, tôi hay mắng anh
về tội cày lỏi, bừa dối, anh còn nhớ không? Tôi ghét thậm tệ những thằng làm ăn láo
lếu. Vậy mà vào hợp tác xã, tôi phải học cách cày lỏi, bừa dối mới được nhiều điểm.
Thật thà ăn cháo, lếu láo ăn cơm. Những người thực thà chăm chỉ trở thành những
thằng ngố cho mọi người cười  nhạo. Ngày xưa, ông bà ta có dám nói dối, nói điêu
đâu. Giờ thì tin được con người khó quá. Người tử tế thì ít, bọn đầu trộm đuôi cướp thì
nhiều… Nếu biết cơ sự này, trước đây đừng hòng tôi vào hợp tác xã (?). Trước tôi
tưởng chỉ mất đất thôi, không ngờ mất cả người. Cái đói nó sinh ra cả đấy anh ạ! Ông
lão đột ngột im lặng. Chén trà trên tay ông run run, làm nước sánh cả ra ghế. Và ông
khóc”. (Đoàn Kết, số 404, tháng 7&8, 1988, Paris)
Sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa với hợp tác xã ép buộc đã phản tác dụng, vì nông dân
không có đất và không thể giác ngộ ý thức vô sản đã đưa đến sự thất bại của hợp tác
xã, của hệ thống sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nguyên nhân đơn giản và thiết thân
với con người như thế mà những người lãnh đạo Cộng Sản không chịu hiểu. Nhưng
trong bài Tiếng Đất, ông Hoàng Hữu Các còn cho biết thêm một chuyện nữa là ông
Kim Ngọc, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú đã nhận ra cái hỏng của cơ chế xã hội chủ nghĩa và
ông đã đặt tên cho nó là “chủ nghĩa xã hội kiểu trại lính” mà đặc trưng tiêu biểu nhất
của nó là “Cào bằng”. Thấy được đó là căn nguyên làm cho nông dân đói, nên ông đã
chống lại chính sách cào bằng và thay bằng chính sách Khoán Sản Phẩm đến hộ xã
viên. Với chính sách này, hợp tác xã trao cho xã viên một số ruộng đất để gia đình xã 19 | T r a n g
viên tự canh tác, và sau vụ thu hoạch, ngoài thuế nông nghiệp xã viên trả lúa theo hợp
đồng khoán. Chính sách khoán đã cứu đói, nhưng đã trở lại với đơn vị cá nhân chịu
trách nhiệm, trái với chính sách tập thể vô sản, nên ông Kim Ngọc đã bị thanh trừng.
Đáng tiếc là lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã không theo sáng kiến của ông Kim Ngọc
để 14 năm sau (1981) lại tôn Đặng Tiểu Bình làm thầy, đi theo chính sách khoán của
họ Đặng. Khoán của Đặng khác gì khoán của Kim Ngọc? Đúng là Bụt nhà không
thiêng mà còn bị chém đầu!
Theo ông Các thì tuy mất chức, nhưng ông Kim Ngọc vẫn tuyên bố rất tự tin rằng:
“Lịch sử sẽ chứng minh tôi đúng!” Mà ông đúng thật, vì chỉ sau khi ông chết được một
năm, đảng đã phải ban hành nghị quyết số 100 (1/81) thực hiện chính sách khoán. Rồi
từ đó tới cuối thập niên 1980, chính sách khoán đã thay đổi dần để đi tới chính sách
cới trói nông dân.
C. Cởi trói
Sau khi chiếm miền Nam (30/4/75), đảng Cộng Sản đã để ra hai năm nghiên cứu về
nông dân và ruộng đất. Năm 1977, đảng bắt đầu tiến hành chương trình hợp tác hóa
nông nghiệp như đã làm ở miền Bắc. Nhưng có lẽ do nhiều yếu tố từ tinh thần nông
dân đến  thực tế là miền Nam đa số nông dân đã trở thành tiểu nông, trung nông qua
hai cuộc cải cách ruộng đất thời Đệ Nhất Cộng Hòa (1955-63) và Đệ Nhị Cộng Hòa
(1964-75), nên đảng Cộng Sản đã không thể làm thêm một cuộc cách mạng long trời
lở đất, đấu tố địa chủ và giết nhiều người, mà phải tiến hành bằng nhiều biện pháp ôn
hòa qua nhiều giai đoạn. Xin tóm tắt như sau:
1. Giai đoạn hợp tác hóa ruộng đất (1978-79)
Từ năm 1978, nông dân miền Nam đi vào làm ăn tập thể trong hai thứ tổ chức là hợp
tác xã và tập đoàn sản xuất. Ngoài những biện pháp thuyết phục và cưỡng bách, đảng
đã dùng biện pháp kinh tế là cấm tư thương chuyên chở nông sản, nhu yếu phẩm từ
nông thôn lên thành phố, hay từ vùng này qua vùng kia, và bắt buộc nông dân phải
bán nông sản cho nhà nước theo giá quy định. Đảng cho rằng biện pháp “Ngăn sông
cấm chợ” sẽ buộc nông dân vào hợp tác xã và nhanh chóng tạo được cơ chế độc
quyền mua bán của nhà nước. Nhưng đảng quên  một điều là nông dân miền Nam đã
sống tự do với quyền tư hữu ruộng đất lâu năm, nhất là thành phần trung, tiểu nông có
thân nhân theo Cộng Sản không ít, nên nông dân đã chống lại chương trình hợp tác
hóa bằng những biện pháp tiêu cực như không gia tăng sản xuất, chỉ làm đủ sống, bán
lén lút gia súc ra thị trường tự do, nên khắp nơi trở thành chiến trường mua chui, bán
chui, và đồng ruộng miền Tây của tư  nhân cũng như nông trường bỏ hoang khắp nơi.
Từ sự chống đối này, sản xuất lương thực giảm sút, nạn đói đe dọa và dân miền Nam
trong những năm 1977, 78, và 79 đã phải ăn cơm độn khoai mì, khoai lang hay bo bo
(do Liên Sô viện trợ).
2. Giai đoạn sửa sai (1980-82)
Để đối phó với tình thế đói kém, đảng Cộng Sản đã triệu tập phiên họp thứ 6 Ban
Chấp Hành Trung Ương (9/1979) xét lại chính sách và đề ra nghị quyết sửa sai, trong
đó về nông nghiệp có mấy điểm:
- Cho gia đình xã viên mượn một năm 2 ha đất để trực canh.
- Bỏ ngăn sông cấm chợ, cho phép lưu thông hàng hóa từ nông thôn lên thành phố.
- Khuyến khích chăn nuôi gia đình.
Sau đó, nghị quyết 26 (6/1980), rồi nghị quyết 100 (1/1981) đã lùi thêm với mấy điểm:
- Chính thức ấn định chính sách khoán, gọi là Hợp Đồng Hai Chiều, trong đó nhà nước
ấn định năng xuất theo loại ruộng và ấn định tỷ lệ khoán. Theo chính sách khoán, xã 20 | T r a n g
viên nhận một số ruộng của hợp tác xã đảm trách mấy khâu như cấy, bón  phân, chăm
sóc và gặt, còn các khâu khác như cày bừa, làm đất, thủy lợi thì hợp tác xã chịu trách
nhiệm.
Như thế là chính sách sản xuất tập thể, chấm công chấm điểm đã bị hủy bỏ để trở lại
với đơn vị cá nhân, gia đình, và theo giáo sư Lâm Thanh Liêm thì mấy biện pháp “Giải
phóng” kinh tế, do lợi nhuận thúc đẩy, đã khuyến khích nông dân vượt khoán, nên số
lượng lúa thặng dư được bán ngoài thị trường tự do giá cao đến 15 hay 20 lần giá lúa
chính thức. (Lâm Thanh Liêm, sđd, trg. 124)
3. Giai đoạn tái tập thể hóa ruộng đất (1983-85)
Sau đại hội 5 (3/1982), thành phần lãnh đạo bảo thủ nắm ưu thế, nên chính sách tập
thể hóa ruộng đất lại được phát động. Lần này nhà nước đã dùng biện pháp gia tăng
các loại thuế nông nghiệp để trói nông dân và ép nông dân phải trở lại hợp tác hóa.
Theo thông tấn xã Việt Nam (10/10/85) thì năm 1986, hầu hết ruộng đất miền Nam đã
được tập thể hóa từ Thuận Hải đến mũi Cà Mâu với 622 hợp tác xã và 35.853 tập
đoàn sản xuất. (Lâm Thanh Liêm, sđd, trg. 236)
Chính sách tập thể hóa ruộng đất cùng nhiều chính sách xã hội hóa triệt để với những
biện pháp xiết chặt cả nông, công, thương nghiệp và nghị quyết 8 về thay đổi giá
lương tiền, chống bao cấp, cùng việc đổi tiền lần thứ ba (9/85) đã đưa nền kinh tế tới
phá sản: Lạm phát lên tới 700%, và giá cả đại loạn với hàng hóa tăng giá hàng ngày
không thể kiểm soát được. Trước tình thế đó, nhà nước Cộng Sản không thể lý luận
bào chữa, đổ lỗi cho những yếu tố khách quan như họ vẫn thường làm mà đã nhận sai
lầm. Từ đó, chiến dịch phê bình, học tập sự sai lầm đã được phát động trên toàn quốc.
Trong chiến dịch học tập, Nguyễn Văn Linh đã có một bài phân tích về sự sai lầm
trong đường lối lãnh đạo kinh tế (bài nói chuyện không phổ biến ra báo chí). Trong đó
ông nói rằng Trung Ương sai lầm trong cải cách ruộng đất vì đã làm theo kiểu Trung
Quốc, rồi phạm nhiều sai lầm khác trong công thương nghiệp vì đi theo con đường làm
ăn cũ. Trong bài nói chuyện có câu: “Nền kinh tế này không còn phải ở bên bờ vực
thẳm mà thật sự đã ở dưới vực thẳm. Chúng ta phải tìm cách nhảy lên không sẽ chết”.
Như thế chính trong cơn khủng hoảng này mà chuyện đổi mới thành cao trào trong
đảng, chẳng hạn đến như Trường Chinh, tổ sư của hàng lãnh đạo giáo điều bảo thủ
mà trong đại hội đảng bộ Hà Nội ngày 19/10/1986, cũng lớn tiếng phê phán những thứ
gọi là sai lầm ấu trĩ tả khuynh, duy ý chí, làm trái quy luật khách quan, lên án cách nghĩ,
cách làm cũ, và kêu gọi đổi mới. Tứ đó, đảng Cộng Sản đã đem đường lồi đổi mới vào
Đại Hội VI (12/1986), được gọi là Đại Hội Đổi Mới và Nguyễn Văn Linh được bầu làm
tổng bí thư để theo gương Gobachev, thực hiện đổi mới ở Việt Nam. Vì thế, sau đại
hội 6, nhiều nghị quyết giải phóng kinh tế đã được ban hành. Riêng về nông nghiệp,
đảng ban hành nghị quyết 10 (4/88), gọi là khoán 10, thiết lập chính sách khoán trắng,
cho phép xã viên canh tác không hạn chế diện tích và chịu trách nhiệm hoàn toàn về
số ruộng đất khoán. Với khoán 10 cùng với luật đất đai do quốc hội biểu quyết tháng
12/1986, nhà nước Cộng Sản đã luật hóa chính sách khoán, hủy bỏ chính sách sản
xuất tập thể xã hội chủ nghĩa, nới rộng thời gian cho nông dân thuê đất khoán là 15
năm và cho phép người thuê có quyền để lại cho con thừa kế phần đất ruộng thuê
hoặc nhượng lại cho một nông dân khác.
Theo ông Vũ Trọng Khải trong bài “Thực Trạng Chính Sách Phát Triển Nông Thôn
Hiện Nay” thì nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị (4/1988) về “Đổi mới quản lý nông
nghiệp” và nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ 6 là những chính sách mang tính “Cởi
Trói”, vì nghị quyết 10 đã thừa nhận hộ nông dân là đơn vị tự chủ sản xuất trong nông
nghiệp, khôi phục lại vị thế vốn có từ bao đời nay của kinh tế hộ nông dân đã bị xóa bỏ
trong suốt 30 năm tập thể hóa nông nghiệp, coi hợp tác xã dựa trên chế độ sở hữu tập
thể về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác, là đơn vị sản xuất và phân phối theo kế21 | T r a n g
hoạch nhà nước. Còn nghị quyết Đảng lần 6 và các nghị quyết sau đó của đảng đã
thừa nhận nền kinh tế thị trường như nó đã vốn có bao đời nay, xóa bỏ chính sách
ngăn sông cấm chợ, để hàng hóa, trong đó có nông sản, được tự do buôn bán, không
phân biệt chủ thể quốc doanh hay dân doanh, không giới hạn qui mô và địa giới hành
chính”. (Tiasang.com, 17/7/08)
D. Tước đoạt
Chính sách cởi trói, công nhận quyền làn ăn cá thể với quyền sử dụng đất dài hạn và
chuyển nhượng đất, đã thúc đẩy canh tác, nên chỉ chỉ sau một năm Việt Nam đã có
thể xuất cảng gạo. Khởi đầu với 1.4 triệu tấn năm 1989, rồi lên tới 2 triệu tấn năm
1995.
Nhưng việc cởi trói đã gây nên một trận chiến mới ở nông thôn. Đó là trận chiến cướp
đất và giữ đất. Vẫn là đấu tranh giai cấp, nhưng bây giờ là đấu tranh giữa nông dân và
đảng viên Cộng Sản. Trận chiến ngày càng khốc liệt, đã và đang diễn ra dưới nhiều
hình thức. Có thể kể:
1. Đảng viên giành đất tốt
Do luật lệ mơ hồ và tham nhũng, việc phân chia lại ruộng đất đã mở cửa cho cán bộ
địa phương sử dụng quyền độc đoán phân chiếm những vùng đất màu mỡ cho gia
đình và họ hàng. Chuyện bất công này không những đè nặng lên số phận nông dân
mà đã đụng độ ngay cả những gia đình đảng viên, thương binh, liệt sĩ, nên đã đưa đến
nhiều sự phản kháng dưới một số hình thức như:
- Nhiều nơi, nông dân nhận được đất xấu hoặc quá ít, đã tự động chiếm đất hưu canh
và chính quyền đã đem lực lượng đến trấn áp.
- Nhiều nơi, nông dân đã tập họp đông đảo phản đối chính quyền, đôi khi tới bạo động
ở những điểm nóng. Chẳng hạn riêng tỉnh Thanh Hóa từ 1988 tới 1992 đã xảy ra 120
vụ, còn trên toàn quốc thì cùng thời gian đó đã có ít nhất 2600 vụ. (Gabriel Kolko, Viet
Nam: Anatomy of Peace, New York: Routledge, 1997, trg. 92, 93)
2. Đảng viên thành địa chủ
Sau cải cách ruộng đất ở miền Bắc, rồi ở miền Nam sau 1975, chế độ Cộng Sản đã
hủy diệt giai cấp địa chủ, phú nông, trung nông, tiểu nông để chỉ còn một giai cấp nông
dân vô sản. Nhưng với chính sách cởi trói nông nghiệp (nghị quyết 10), chế độ lại tái
tạo một giai cấp địa chủ mới mà lâu nay dân đã gọi là đám cường hào ác bá mới mà
nhà thơ Cộng Sản Nguyễn Duy trong bài thơ “Nhìn Từ Xa…Tổ Quốc” đã đúc kết thành
mấy câu:
Lãnh chúa sứ quân san sát vùng cát cứ
Lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa
Luật pháp như đùa – như có – như không.
Nghiên cứu về sự hình thành với cách làm ăn của giai cấp địa chủ mới này, giáo sư
Gabriel Kolko đã ghi lại một số điều:
Thứ nhất, cán bộ ở nông thôn, cả triệu người, đã lợi dụng việc cải cách đất đai để thu
lợi cá nhân, quyết định việc phân chia ruộng đất,  ấn định những thứ thuế phi pháp
trong vùng họ cai trị và chiếm nhiều đất để trở thành địa chủ.
Thứ nhì, sự bất bình đẳng gia tăng nhanh ở nông thôn. Nhiều nông dân có ít đất đã
phải đi làm thuê cho những địa chủ mới, và do không có luật pháp bảo vệ, nông dân
làm thuê đã bị bóc lột tàn tệ không khác thời Pháp thuộc. Những gia đình giàu có lợi
tức gấp hơn 40 lần gia đình nghèo, cựu binh và thương binh nghèo nhất và cán bộ địa
phương đã trở thành một giai cấp mới được gọi là chế độ cường hào mới.22 | T r a n g
Thứ ba, tầng lớp địa chủ mới đã cho nông dân thuê nông cụ và cho vay với lãi cao gấp
3 lần lãi thường. Vì thế trong một số vùng, đời sống của trên một nửa nông dân nghèo
đã tùy thuộc vào họ với nợ nần chồng chất. (Gabriel Kolko, sđd, trg. 94, 100)
Để có thể nhìn cụ thể hơn vào giai cấp đại chủ mới, xin lấy hai thí dụ điển hình, đã
được ông Võ  Đắc Danh ghi lại trong bài ký “Nông Dân và Đất”. Bài ký viết về “xã
Khánh Bình Tây thuộc Cà Mau, một xã có 2600 hộ dân, với hơn 40% sống dưới mức
nghèo khổ, trong đó có gần 500 hộ dân không có đất, nghĩa là có hàng ngàn con
người trên cái vùng đất nhỏ nhoi này không biết phải làm gì để sống. Làm mướn ư?
Đâu phải lúc nào cũng có người ta mướn để mà làm. Mùa gặt họ vào nông trường mót
lúa, giũ rơm thì bị cán bộ nông trường đốt thúng, đốt rơm. Mùa mưa họ vào nông
trường săn chuột, bắt ốc, hái rau thì bị đuổi xô, bị tịch thu phương tiện, bị đánh đập,
thậm chí bị bắn trọng thương, bởi dưới con mắt của cán bộ nông trường, họ là những
phần tử bất hảo cần phải cách ly. Nhiều người kéo nhau ra biển xúc cua giống để bán
thì bị các anh bảo vệ nguồn thủy sản vây bắt vì cái tội ăn trộm tài nguyên thiên nhiên”.
Từ cái nghèo đó, Khánh Bình Tây đã sản sinh hai thứ địa chủ:
Một loại là kinh doanh đất, theo ông Võ Đắc Danh thì do cái nghèo bủa vây, đại bộ
phận nông dân có đất ở đây phải cầm cố cho người khác, rồi thuê lại làm với giá mỗi
công một năm 10 giạ lúa. Và người đầu tư cho việc kinh doanh đất đai này lại là ba
ông bí thư chi bộ, trưởng ban nhân dân và trưởng công an ấp, mỗi ông nắm trong tay
hàng trăm công, rồi cho những khổ chủ ấy thuê lại, mỗi năm thu hàng ngàn giạ lúa. Khi
lãi mẹ đẻ lãi con, chủ đất buộc lòng phải sang bán thì các ông cũng chính là người
mua. Như ông Bảy Châu, nguyên là bí thư chi bộ ấp, khởi nghiệp chỉ có bảy công
ruộng, nhưng kết quả của một quá trình kinh doanh cầm cố, số ruộng đã lên tới cả
trăm công.
Còn loại thứ nhì là dùng quyền chiếm đất. Ông Danh cho biết Khánh Bình Tây có một
nông trường tên là Nông Trường 402, diện tích 700 ha, được hoạt động theo hình thức
phát canh thu tô. Ông Nguyễn Thanh Vọng, giám đốc nông trường, ngoài chuyện bóc
lột hàng trăm nông dân làm thuê (gọi là nông trường viên), đã thâu tóm nhiều ruộng
đất riêng. Không ai biết chính xác ông có bao nhiêu ruộng, nhưng biết chắc ông có hai
mươi công đất gieo mạ, và mỗi công gieo mạ cấy được mấy chục công đất. Ông độc
quyền cho thuê máy cày, máy suốt, và vợ ông, bà Tuyết Bạc, là người cho vay nặng
lãi nổi tiếng, với các loại cho vay như vay lúa, vay tiền và có thể trả bằng tiền, bằng lúa
và bằng sức lao động (20.000 đồng một công gặt). Từ cách làm ăn này, ông Vọng đã
thu hàng chục ngàn giạ lúa mỗi năm. (Thế Kỷ 21, số 230, tháng 6/ 2008, California)
3. Đảng viên cướp đất bán cho tư bản ngoại quốc
Từ thập niên 1990 đến nay, theo đà phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đất
đai là nơi dễ làm giàu nhất nên đất của nông dân (nhà cửa, ruộng vườn) đã bị thu hồi
dưới nhiều cái tên như giải phóng mặt bằng, phục vụ qui hoạch các khu công nghiệp,
các dự án đầu tư quốc tế… để đảng viên làm ăn với tư bản. Việc thu hồi này có bồi
thường, nhưng là thứ bồi thường ăn cướp theo chế độ chuyên chính vô sản, thấy bị
tước đoạt oan ức nên nông dân đã đi khiếu kiện.
Chuyện bồi thường kiểu tước đoạt này đã được báo chí, trí thức và cả những quan
chức Cộng Sản công khai nói lên nhiều. Xin ghi lại ít điều:
Về thu hồi đất:
- Ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, trong
cuộc “Hội Thảo Người Dân Nông Thôn Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa” đã nhận
định: Cách thu hồi đất hiện nay hầu như là tước đoạt. Một chữ ký của chính quyền tỉnh
Hà Tây, hơn 200 ha đất thuộc loại “bờ sôi ruộng mật” được giao cho Công Ty CP Tuần
Châu làm khu du lịch giải trí, người dân hầu như mất trắng. Chuyện tương tự như vậy 23 | T r a n g
xảy ra ở nhiều nơi. Người dân ở đồng bằng sông Cửu Long than: “Làm ngày nào biết
sống ngày đó, chỉ biết còn mơ đến trúng số độc đắc”. (Tiasang.com/17/7.08, Xây dựng
nông thôn phát triển bền vững)
- Luật sư Phạm Duy Nghĩa, trong bài Nông Thôn, Nông Dân Từ Góc Nhìn Sở Hữu, đã
viết:
“Trước những ánh mắt thèm khát tài nguyên của các ông chủ tư bản và sự im lặng
của người có quyền, đôi khi người ta lảng tránh bàn về đề tài này (Dân cày có ruộng).
Song càng lảng tránh, đơn thư khiếu nại nhà đất càng chồng chất. Hơn 80% trong số
gần 2 vạn đơn thư khiếu nại của cử tri gửi tới các cơ quan và đại biểu dân cử có nội
dung liên quan đến quyền tài sản nhà đất, đền bù, giải tỏa khi chuyển đổi đất ruộng
thành đất kinh doanh là mầm mống cho vô số vụ “khiếu kiện tập thể” lan dần từ thôn
quê lên thành thị. Chẳng cần tốn kém điều tra, chỉ tắt máy điều hòa, mở cửa sổ và
nhìn ra cái oi bức của xứ nhiệt đới, quan chức nước ta sẽ cảm nhận được cái nóng từ
quyền sở hữu ruộng đất đôi khi áp sát cổng chính quyền”. (Tiasang.com/2/7/08)
- Ông Trần Tiến Dũng, trong bài Nông Dân Trong Cơn Hồng Thủy Thu Hồi Đất, đã viết:
“Lúc này ở Việt Nam cứ bước chân về các vùng nông thôn quanh các đô thị, đâu đâu
cũng thấy cắm bảng qui hoạch giải tỏa. Nhà nước Cộng Sản trong cơn cuồng chạy
theo các chỉ tiêu phát triển công nghiệp đã thả nổi cho các tỉnh tha hồ lập dự án ký kết
đầu tư. Cứ nhìn vào bản đồ các khu công nghiệp, các dự án phát triển đô thị cao
cấp… thì sẽ thấy cả nước đang bị xé rách tan hoang ra sao. Không ai có thể thống kê
hết có bao nhiêu hectares bờ biển đã bán sạch cho các công ty du lịch nước ngoài,
người ta chỉ nghe ngư dân than thở, đến cả những làng chài heo hút, họ cũng không
còn chỗ để đậu thuyền. Một nhà báo có thẻ hành nghề kể rằng, một lần anh được mời
miễn phí đi ăn, đi chơi, đi tham quan các công trình du lịch ven biển lộng lẫy, nhưng
anh không thể viết, mà có viết cũng không được đăng về chuyện các ông chủ này đã
liên kết với các quan tham địa phương sang đoạt đất đai của lương dân với giá rẻ mạt
ra sao”. (Nguoiviet online/04/24/08)
Trong cuộc hội thảo về chủ đề “Công Tác Qui Hoạch Sử Dụng Đất Nông Nghiệp và
Chính Sách Pháp Luật Về Sử Dụng Đất Trong Tình Hình Hiện Nay” do văn phòng
Quốc Hội và Bộ Tài Nguyên Môi Trường tổ chức tại Sài Gòn (6/9/08), lần đầu tiên đại
biểu Quốc Hội nhìn nhận những sự thực đau lòng:
- Ông Trần Thế Vượng, ủy viên Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội cho biết: Kết quả khảo
sát gần đây cho thấy, khoảng 80% khiếu nại, tố cáo của người dân liên quan đến đất
đai, thậm chí có nơi tỷ lệ này là 90%.
- Bà Nguyễn Thị Bạch Mai, đại biểu Quốc Hội tỉnh Tây Ninh, nhận xét: Giá đất theo
quy định hiện hành không đồng bộ, chỉ cách nhau một con mương, nhưng giá đất ở vị
trí Sài Gòn giá cao hơn nhiều so với giá đất ở vị trí thuộc Tây Ninh. Vì mỗi nơi một kiểu
nên người dân không đồng tình. Thu hồi đất là đụng đến sinh kế, nhưng một số địa
phương đền bù theo kiểu ban ơn.
- Ông Nguyễn Hữu Nhơn, đại biểu Quốc Hội tỉnh Đồng Tháp nhận định: Chính sách
bồi thường khi thu hồi đất chỉ mới chú trọng đến thiệt hại trước mắt về vật chất. Còn
đời sống, việc làm của người dân về lâu dài ra sao chưa được quan tâm đúng mức.
Có trường hợp thu hồi đất chỉ nhằm để giao cho doanh nghiệp kinh doanh, nhưng một
số nơi lại nói là để thực hiện các mục tiêu quốc phòng an ninh để đền bù nên giá bồi
thường bị sai lệch, người dân gần như mất trắng.
- Ông Trần Thế Ngọc, Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường xác nhận: Mỗi năm quỹ
đất nông nghiệp  ở Việt Nam mất thêm 50.000 héc ta. Tương đương 400.000 đến
500.000 tấn lương thực, ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người dân. Một trong những 24 | T r a n g
nguyên nhân khiến quỹ đất nông nghiệp càng ngày ít là do thiếu quy hoạch vùng. Tỉnh
nào cũng muốn làm khu công nghiệp này, khu đô thị nọ để thu hút đầu tư.
- Về chuyện này, ông Nguyễn Hữu Nhơn phê phán: Do chạy theo các chỉ số tăng
trưởng nên muốn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, nhưng không có quy
hoạch, cuối cùng xảy ra tình trạng chủ đầu tư chỉ đâu thì chính quyền địa phương thu
hồi đất ở đó. Bất kể hậu quả là quỹ đất nông nghiệp vơi đi nhanh chóng. Mất sinh kế,
hàng triệu nông dân gặp đủ thứ khó khăn. Đó là chưa kể tình trạng phát triển các khu
công nghiệp trong khu vực sản xuất nông nghiệp đã khiến môi trường bị ô nhiễm trầm
trọng. (Nguoi-viet online/09/07/08)
-Về bồi thường và khiếu kiện
Xin ghi lại ít chuyện bồi thường thu hồi đất:
- Nữ đạo diễn Song Chi trong bài “Những Sự Im Lặng Đáng Sợ” viết: “Những người
nông dân nghèo từ những vùng nông thôn xa xôi lặn lội lên thành phố Sài Gòn, đem
theo những tờ đơn khiếu kiện đất đai bị chiếm đoạt hoặc ép bán với giá đền bù giải tỏa
rẻ như cho, mỗi mét vuông giá chỉ tương đương với 4 tô phở, sau đó lại được những
kẻ khác bán lại với giá vài triệu đồng và nhiều lần hơn nữa. Những lá đơn trong tay họ
nhàu nhĩ, đẫm mồ hôi và cả nước mắt. Họ cứ việc ngồi đấy hết ngày này qua ngày
khác, ăn bờ ngủ bụi, mòn mỏi hy vọng có ai đó giải quyết cho. Rồi không ai giải quyết
cả. Lá đơn lại được trả lại với lý do khiếu kiện vượt cấp, đem về tỉnh giải quyết. Tỉnh lại
trả về huyện, huyện lại trả về xã là nơi chính quyền đã trực tiếp thi hành lệnh giải tỏa,
cưỡng chiếm đất đai của họ”. (Doi-thoai.com/9/7/08)
- Luật sư Trần Lâm trong bài “Luật Đất Đai và Tam Nông” viết: “Chị Dậu sau cải cách
ruộng đất được làm chủ ruộng đất, vào hợp tác xã chị mất ruộng, hợp tác xã tan vỡ chị
được tạm cấp ruộng, thành ra nửa có nửa không. Rồi đảng tuyên bố ruộng đất là của
toàn dân, có người lại nói “Ruộng đất là của cán bộ”, cả hai câu khác chữ nhưng cùng
một nghĩa. Nhớ lại “đất của vua chúa, đất của làng” là thế đó! Cái từ “Thu hồi” cũng là
như vậy!... Đất “thu hồi” đền bù 23 triệu 1 sào (360m2), thế rồi đo, vẽ, lên dự án, rồi
bán, rồi mua: 15, 20 triệu/m2, thế là công an và dân xô xát. Tự điển thêm một từ mới
“dân oan”, công an thêm một nhiệm vụ mới: “Bảo vệ nhà đầu tư”. (Doithoai.com/9/15/08)
-Về dân oan và khiếu kiện
Quyền độc trị với chế độ vô luật, tham nhũng và sự tàn ác đã tạo nên thảm trạng dân
oan. Thảm trạng này sẽ gia tăng theo thời gian, vì đất là tài sản của đảng (nhân danh
hai chữ nhân dân tổng thể trừu tượng, chứ không có nhân dân cá thể mà chỉ đảng
viên là hiện hữu cá thể) để đảng viên tự do làm ăn với tư bản, mà chương trình đầu tư
nào (nhà máy, khu du lịch, sân golf, khu đô thị…) đều có phần chia chác. Tham quá tối
mắt, nên mới có hiện tượng chủ tư bản chỉ đâu, quan Cộng Sản thu đất ở đó, mới có
loại trách nhiệm “Nhiệm vụ của chúng tôi là phải phủ kín khu công nghiệp” mà Luật sư
Trần Lâm, trong bài đã dẫn, đã nhắc lại lời tuyên bố của một quan đầu tỉnh với câu hỏi:
Vậy có tính đến hiệu quả tốt hay xấu sau này? Luật sư Lâm hỏi như thế, còn chúng tôi
thì coi đó như một thứ nhiệm vụ vùi dập nông dân để tạo ra nguồn dân oan.
Từ thập niên 1990 đến nay, dân oan và khiếu kiện đã trở thành một phần lịch sử của
chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ vô sản tiến lên tư sản. Vì là một phần lịch sử
phản lại chế độ nên khó có thể ước lượng số dân oan mà chỉ thấy là hàng ngày, hàng
tháng… lớp lớp dân oan lũ lượt kéo đến trụ sở tiếp dân tỉnh, thành phố, quốc hội, dinh
chủ tịch, dinh thủ tướng, dinh tổng thanh tra…trương biểu ngữ tố cáo đích danh những
ông quan tại địa phương: Bí thư, chủ tịch tỉnh, huyện, xã… cướp nhà, cướp đất và xin
các quan trên đèn trời soi xét, cứu giúp. Nhưng bao lâu nay, dân oan đã ít khi tới gần
được cổng dinh quan, vì bị lực lượng công an nhân dân ngăn cản xua đuổi. Trước mắt
những ông quan vô sản thì đây là đám người gây rối mất trật tự, nhưng không thể bỏ25 | T r a n g
tù và bắn bỏ, vì quá nhiều mà trong đó đa số là gia đình đã đi theo đảng Cộng Sản, đi
theo Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng, nên đã dùng sách “Thời Gian và Trời Đất” để
trừng trị dân oan, vì chắc rằng sự kiệt sức, cạn tiền và bệnh tật của dân oan sẽ giúp họ
đưa những lớp sóng khiếu kiện ra biển Đông.
Cứ nhìn vào hàng triệu nông dân đang tiếp tục mất đất và bị gạt qua bên lề nền kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa sẽ nhận rõ số phận dân oan đi khiếu kiện.
E. Nông dân Việt Nam ngày nay
Mấy tháng qua, vấn đề tam nông được đảng và báo chí quan tâm, nên đời sống của
nông dân đã được chính thức phơi bày nhiều phần. Chúng tôi xin tóm tắt thực trạng đó
như sau:
1. Nghèo và lạc hậu
- Ông Thành Trung trong bài “Hãy nghĩ tới miếng cơm của dân nghèo” cho biết về tổng
quan, “theo Ngân Hàng Thế Giới, Việt Nam có 13.5 triệu người sống nghèo khổ, trong
đó có 5-6 triệu người nghèo lương thực. Căn cứ vào ngưỡng nghèo mới do Bộ Lao
Động Thương Binh và Xã Hội quy định năm 2006 thì mức thu nhập 260.000
đồng/người /tháng  ở thành thị bị coi là nghèo, còn ở vùng nông thôn thì con số này là
200.000 đồng.
Theo ước tính của Viện Khoa Học Xã Hội, hiện nay có 7 triệu nông dân không có đất
canh tác và tình  trạng này sẽ tiếp diễn khi dân số ngày càng tăng kéo theo sức ép về
việc làm trong  nông nghiệp” (Doi-thoai.com/26/2/08)
- Ông Nguyễn Huệ Chi trong bài “Mấy chữ “cư trần lạc đạo” và vấn đề hòa gỉải – hòa
hợp dân tộc” viết: “Khoảng 60-70% nông dân lâm cảnh bần hàn, tệ hơn trước vì họ đã
làm không đủ ăn lại sống trong một môi trường độc hại và ngày càng bị thu hẹp”
(Talawas/11/6/07)
Đó là những con số tổng quát, còn đi vào cụ thể thì ở miền Nam, ngoài cái nghèo của
Khánh Bình Tây (Cà Mau) đã nói trên, xin ghi thêm ít điều của nhà báo Võ Đắc Danh
qua cuộc nói chuyện với phóng viên báo Người Đô Thị, Nguyễn Thị Ngọc Hải:
Phóng viên: Anh viết nhiều về nông dân, vậy anh thấy đời sống họ có khá lên? Không
lẽ họ không được hưởng lợi gì (dù ít hơn) trong cuộc chuyển đổi kinh tế và phát triển
đất nước?
Nhà báo Võ Đắc Danh: Nông thôn nghèo hơn. Xơ xác. Chị thử đi một lần. Ra khỏi
đường nhựa là nhà không ra nhà, người không ra người, bần cùng tăm tối. Tôi đã có
làm phim tài liệu giữa rừng U Minh. Cảnh con nít mặt mày vằn vện ăn chuối luộc thay
cơm, khán giả không cầm được nước mắt. Miền Tây thì những người không nhà cửa,
sống trên ghe giăng câu thì nhiều. (viet-studies.info/NTNgocHai_VoDacDanh.htm
/11/1/2008).
Đó là cái nghèo, lạc hậu ở nông thôn miền Nam, còn ở miền Bắc thì Nam Đan trong
bài “Lúng liếng là lung liếng ơi” đã ghi lại cảnh nghèo ở làng Diềm tỉnh Bắc Ninh như
sau:
“Xe đỗ ở đầu làng. Hai đứa bé khoảng 4, 5 tuổi đang ngồi chơi thơ thẩn bên thềm nhà
tò mò nhìn chúng tôi. Một đứa ở truồng khoe bụng vẫy tay chào rồi cười hồn nhiên.
Hai bên đường làng là những ngôi nhà lợp ngói, tối và cũ kỹ. Dọc vệ đường, rơm rạ
được bó lại từng bó để phơi. Người ta còn phơi rơm trên các mái nhà. Nhìn đâu cũng
thấy rơm rạ, trước sân mỗi nhà có một ụ chất cao. Tháng này đang vào ngày mùa, mọi
người đều bận rộn gặt hái nên đi suốt quãng đường tôi không thấy bóng dáng các
thanh niên. Phân trâu bò vương vãi trên đường. Phảng phất trong không khí mùi phân
ải, mùi rơm rạ, mùi đồng đất, mùi nắng gió… tất cả tổng hợp lại thành một mùi rất đặc 26 | T r a n g
trưng: “Mùi thôn dã” của đồng quê Bắc Việt. Cũng là nông thôn như nhau, nhưng khứu
giác của tôi cho biết mùi thôn dã này khác hẳn với cái mùi mà tôi đã gặp ở đồng ruộng
các tỉnh Nam bộ. Loa phát thanh chương trình tin tức, thời sự trong ngày vang vang
trên cao, loáng thoáng những từ “chỉ tiêu”, “năng xuất” được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Một người đàn bà nặng nhọc kéo chiếc xe cút kít đóng thùng gỗ chất đầy rơm rạ, sau
xe có một thằng bé đẩy giúp mẹ, hai mẹ con bước chậm từng bước, lưng gò xuống,
những ngón chân bấu lại cố bám lấy mặt đường trơn, chiếc nón lá che sụp tầm mắt
của chị.
Tôi có cái cảm giác thời gian trong ngôi làng này cũng lừ đừ lặng yên như dòng nước
của con sông Đuống chiều nay. Một thứ thời gian ngầy ngật nặng nề như sau một cơn
say mà con người không muốn ngồi dậy. Quang cảnh trong mắt tôi là một hiện thực
không đổi của nông thôn miền Bắc Việt ở đầu thế kỷ trước mà tôi được xem qua phim
ảnh. Yên bình nhưng trầm buồn. Và nghèo, nghèo quá! Tôi cảm thấy rợn trên da mình
những ngọn gió thổi se sắt qua cánh đồng chiều mùa đông lạnh trong màn mưa chùng
hiu hắt. “Đồng chiều cuống rạ…” (Thơ Hoàng Cầm). (Talawas/10/3/08)
2. Sống dưới sự đe dọa
Phải sống trong cảnh nghèo, nhưng người nông dân còn bị nhiều thứ đe dọa bao
quanh:
-Thứ nhất là sưu cao thuế nặng:
Tháng 10 năm 2007, chính quyền công bố bãi bỏ tổng cộng 340 loại lệ phí (thuế) và
hứa hẹn sẽ miễn các khoản thu phí về thủy lợi, an ninh quốc phòng, chống bão lụt, xây
dựng điện, đường, trường, trạm. Với con số 340 loại phí cùng một loạt lệ phí khác, có
lẽ khó có thể hình dung được là nông dân phải đóng bao nhiêu loại thuế và khi miễn
mấy trăm thứ thuế này thì còn phải đóng bao nhiêu loại thuế nữa. Một bát quái trận đồ
thuế khóa! Thu ra sao và kiểm soát thế nào?
Khi chính quyền Việt Nam công bố bãi bỏ 340 loại phí, Đài Phát Thanh Tự Do (Radio
Free Asia) có liên lạc trực tiếp một số nông dân ở miền Nam để tìm hiểu tình hình thực
tế về các khoản thuế, phí mà họ phải đóng hàng năm thì mọi người đều chung một
tâm trạng vô cùng bức xúc với câu: “Đóng nhiều lắm. Mỗi năm đóng tùm lum hết và
không biết đâu mà kể. Đóng hoài”.
Chuyện thuế rối rắm, nên người dân dùng tiếng “tùm lum”, còn ông Vũ Trọng Khải
trong bài “Thực trạng chính sách phát triển nông thôn hiện nay”, khi phê phán những
nhà hoạch định chính sách đã làm theo ý thích chủ quan mà không căn cứ trên nghiên
cứu thực tiễn, không nhìn vào cuộc sống của người dân, nên mới tạo ra thảm kịch
“Một hạt thóc gánh 40 khoản phí”. Ông Khải chỉ dẫn cái tên bài phóng sự mà không nói
rõ chi tiết, nhưng con số đó cho thấy rõ tiếng “tùm lum” đáng sợ của nông dân.
-Thứ nhì là sự áp chế:
Để thấy cảnh sống này, xin dẫn ít lời của nông dân theo bản tin “Nông dân bức xúc vì
phải gánh chịu hàng trăm khoản thuế phí khác nhau” của đài RFA (12/6/07):
- Bà Sếu, thuộc tỉnh Long An, nói: “Ở khu vực này đều là dân nghèo không à, mần
ngày nào ăn ngày nấy. Thì bây giờ tới khoản đóng tiền mà không có cũng phải chạy,
không có thì nó mời”
- Một nông dân ở Tiền Giang nói: “Cũng muốn lắm chứ, nhưng giờ đâu có ai dám nói.
Nói người ta không có nghe đâu. Nó chỉ có cầm được tiền thôi. Cũng như mình bức
xúc vì đóng nhiều tiền quá thì mình cũng nói lên. Mà mình nói lên thì nó nói sao mình
chống đối, vậy đó”.27 | T r a n g
- Một nông dân ở Long An nói: “Người dân hồi nào tới giờ chịu quá nhiều cái đau khổ.
Nghe đất nước hoàn toàn giải phóng mà người dân chưa được quyền gì tự do hết,
chưa được quyền làm chủ cái gì hết. Cái gì cũng thuế má, quỹ, quỹ này quỹ kia đủ thứ,
người dân chịu mọi mặt. Người dân mong muốn sự miễn giảm như thế nào về địa
phương phải làm sao cho cán bộ nó thông suốt, chớ cán bộ rất là ăn hiếp dân”.
-Thứ ba là lo mất đất:
Việc nhà nước thu hồi đất cho khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị, sân golf… trên
khắp nước đã trở thành mối lo của nông dân. Để thấy cụ thể mối lo đó, xin trích ít điều
trong bài “Mất đất, mất cả cơ nghiệp” của Đức Kế - Phong Cầm:
“ Năm 1998, khi quốc lộ 1 A chạy qua địa phận Bắc Ninh hoàn thành và đưa vào sử
dụng cũng là thời điểm mở đầu cho quá trình công nghiệp hóa của tỉnh này. Lúc đó,
hàng chục xã được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Ninh chọn để xây dựng các khu công
nghiệp, khu đô thị. Và đương nhiên, việc thu hồi đất nông nghiệp với diện tích không
nhỏ cũng diễn ra rầm rộ. Hiện nay trụ sở công ty, nhà máy, xí nghiệp mọc lên khắp nơi.
Tốc độ đất đai bị thu hẹp diễn ra nhanh đến chóng mặt. Theo thống kê của xã này, từ
năm 1999 đến nay, Hoàn Sơn đã bị thu hồi tới 260/390 ha đất canh tác nông nghiệp
để xây dựng các khu công nghiệp Tiên, Hoàn Sơn, Đại Đồng. Nhiều thôn trên địa bàn
xã diện tích bị thu hồi lên tới 90 - 95%,, thậm chí một số hộ không còn tấc đất để cắm
dùi.
Anh Định, một nông dân ở thôn Đoài than thở: Cả nhà có 7 miệng ăn, chỉ trông chờ
vào 1 mẫu ruộng. Thế mà nay gia đình tôi đã bị thu hồi tới 7 sào để cho các doanh
nghiệp xây nhà máy. Với 3 sào còn lại chắc chắn gia đình tôi sẽ không đủ ăn.
Còn chị Nguyễn Thị Biển, thôn Giang Liễu ngậm ngùi: Cả nhà có 6 nhân khẩu với 1.2
mẫu ruộng, nay đã bị thu hồi hơn một nửa. Tiền đền bù (25 triệu/sào) đã nhận và tiêu
hết vào việc xây nhà. Số ruộng còn lại vừa xấu vừa khó canh tác nên không thể thu
hoạch mỗi vụ 3 triệu đồng như trước đây. Nghe nói, số ruộng này tới đây cũng sẽ bị
thu hồi nốt nên gia đình tôi đang rất lo, không biết nay mai sẽ sống bằng gì?
Theo khảo sát của Sở Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Bắc Ninh, việc thu hồi đất
của tỉnh này thời gian qua đã tác động đến khoảng 43.000 hộ dân (chiếm khoảng 20%
số hộ) với khoảng 220.000 người bị ảnh hưởng, tương đương ¼ dân số toàn tỉnh”.
(Tienphong online/23/05/08)
-Thứ tư là môi trường ô nhiễm:
Trên 10 năm qua, nông dân nhiều vùng Bắc, Trung, Nam đã đụng phải nạn ô nhiễm
môi trường độc hại. Nhưng chỉ mấy tháng qua, từ vụ công ty sửa chữa tàu biển
Hyundai Vinashin thải hàng triệu tấn hạt nix thải, dầu nhớt, bụi bẩn, làm ô nhiễm môi
trường  vùng biển Khánh Hòa đến vụ công ty Vedan hủy diệt sông Thị Vải… báo chí
Việt Nam mới rộn lên những bài phóng sự về vấn đề ô nhiễm môi trường và người dân
mới biết là khắp Bắc Trung Nam, ở đâu cũng bị ô nhiễm. Xin tóm tắt một số sự việc từ
báo chí Việt Nam nói về tình cảnh phải sống với ô nhiễm của người nông dân:
- Ông Lãng Quân trong bài “Nông thôn, một thùng rác đẹp” cho biết nông thôn ngày
nay nhà nước đã bỏ lơ (hay đồng lõa) để cho những con buôn vô nhân đạo hoành
hành. Vì thế nông thôn đã trở thành vùng đất tiêu thụ đủ các loại hàng độc hại: Với
thực phẩm thì đó là những loại hàng sắp hết hạn sử dụng, hàng mập mờ quá đát, hay
hàng ế, hàng thải, hàng lừa đảo. Với thuốc men thì đó là những loại hết hạn hay sắp
hết hạn, người ta gọi đó là thuốc “nhà quê”. (vietimes.vietnamnet.vn)
Ngoài thùng rác đẹp này, nông dân còn là nạn nhân của những dòng sông đã chết hay
sắp chết do những công ty ngoại quốc và hàng chục ngàn công ty quốc doanh của
đảng Cộng Sản thi nhau làm ăn vội vã (chỉ biết lập nhà máy và dùng sông để chuyên
chở chất thải của nhà máy) tàn phá mà năm 2006, phúc trình của Liên Hiệp Quốc đã 28 | T r a n g
cho biết 10.000 cây số sông ngòi ở Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các nhà máy
sản xuất đã đổ chất thải độc hại ra sông không qua khử lọc. Đó là con số tổng quát,
còn bây giờ thì những dòng sông đó đã được báo chí nêu tên như sông Hồng, sông
Cầu, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Lừ, sông Sét, phá Tam Giang, những sông hồ miền
cao nguyên Kon Tum, Pleiku, sông Vàm Cỏ Đông, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông
Tiền, sông Hậu… Quá nhiều bài báo nói về thực trạng ô nhiễm của các dòng sông,
nên ở đây xin ghi lại mấy dòng sông tiêu biểu:
- Bài “Sông Nhuệ - Đáy ô nhiễm nghiêm trọng” trong Lao Động cuối tuần (9/12/07)
đưa tin: “Kết quả kiểm tra cho thấy sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét chảy qua Hà Nội
đã ô nhiễm nghiêm trọng. Về nguyên nhân gây ô nhiễm, theo các cơ quan chức năng
thì trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy đang có nhiều nguồn nước thải gây nên tình trạng ô
nhiễm nước sông mà chỉ tính riêng Hà Nội đã đóng góp 54% lượng nước thải sinh
hoạt của toàn khu vực, tiếp đến là Hà Tây với 17%. Số liệu thống kê cho thấy toàn lưu
vực đang có khoảng 26.300 giường bệnh (trong đó Hà Nội chiếm tới 47%) thuộc hơn
1400 cơ sở y tế, với lượng nước thải y tế ước tính khoảng hơn 10.000 m3/ngày và
nước thải bệnh viện không hề được xử lý mà đổ thẳng vào các dòng sông.
Đến nay toàn bộ lưu vực sông Nhuệ - Đáy có hàng ngàn doanh nghiệp công nghiệp,
trong đó Hà Nội chiếm 67% số cơ sở. Hoạt động của các cơ sở này đã phát sinh nhiều
chất thải (rắn, lỏng, khí) gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra trên lưu vực sông Nhuệ -
Đáy đang có tới khoảng 6, 70% dân số toàn lưu vực sản xuất nông nghiệp đang gây
ảnh hưởng đến môi trường nước do sử dụng phân bón và thuốc BVTV không đúng
quy cách”.
- Bài “Việt Nam là một quốc gia thiếu nước” đưa tin: “Tại hội thảo, Sở Tài Nguyên Môi
Trường tỉnh Đồng Nai cho biết một thông tin rất đáng ngại: Tại một số khu vực gần
Biên Hòa, nước sông có hàm lượng coliform vượt chuẩn từ 186 đến 920 lần, có nơi
đến 1860 lần! Xem ra so với sông Sài Gòn, sông Đồng Nai cũng chẳng “mạnh khỏe”
hơn bao nhiêu.
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng hệ thống sông Đồng Nai?
Các cơ quan chức năng cho biết mỗi ngày sông Đồng Nai phải tiếp nhận khoảng
60.000 m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất phân bổ trong 24 khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai. Đó là chưa tính lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh
ngoài khu vực công nghiệp. Hầu hết lượng nước thải ấy lại thải trực tiếp mà chưa qua
xử lý.
Tình hình trên sông Thị Vải lại  ảm đạm theo một hướng khác: Đây là con sông ô
nhiễm nhất hệ thống (cũng do phải hứng nước ô nhiễm từ các khu công nghiệp dọc
hai bên bờ) đến nỗi có cả một đoạn dài trên 10 km, từ hợp lưu Suối Cả - Thị Vải đến
khu công nghiệp Mỹ Xuân đã biến thành đoạn sông chết.
Xét sơ sơ trên hai con sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai là thế. Còn trong tổng
thể, toàn hệ thống sông Đồng Nai đều mỗi ngày vẫn phải tiếp nhận khoảng 1.73 triệu
m3 nước thải sinh hoạt. Trong lượng nước thải khổng lồ này, các chuyên gia xác định
có đến 702 tấn cặn lơ lửng, 756 tấn COD, 421 tấn BOD5, nhiều vi trùng gây bệnh và
các tác nhân gây ô nhiễm khác. Dự kiến đến năm 2010, hệ thống sông Đồng Nai còn
tiếp nhận thêm khoảng 1.54 triệu m3 nước thải công nghiệp với nhiều chất độc hại,
kim loại nặng…”. (Laodong online/2/7/08)
- Ông Kiến Giang trong bài “Cần Thơ: Công khai bức tử sông Hậu” cho biết tháng
3/2008, hội thảo “Khoa học phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất khu vực đồng
bằng sông Cửu Long: Triển vọng và thách thức”, tổ chức tại Long An đưa ra con số
thống kê: Đồng bằng sông Cửu Long có 113 khu - cụm công nghiệp với 12.757 doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp trên diện tích khoảng 24.000 ha đất, mỗi năm thải 42.7
triệu m3 nước thải công nghiệp, 220.000 tấn rác thải công nghiệp. Các khu công 29 | T r a n g
nghiệp này cạnh sông Tiền, sông Hậu và đến nay chưa có khu công nghiệp nào có hệ
thống xử lý nước thải tập trung”. (Tienphong online/29/9/08)
3. Tương lai vô định
Trong cái nghèo với đời sống bất ổn, người nông dân nghĩ gì về nghề nông với xóm
làng? Câu hỏi này khó có có thể trả lời một cách rốt ráo, nhưng có thể hiểu phần nào
qua cuộc hội thảo về tam nông và một số bài báo nói về chuyện tam nông là hiện nay
có nhiều nông dân chán ruộng, chán quê.
Về chán ruộng, hai nhà báo Đức Kế - Phong Cầm, trong bài “Làm quần quật, mỗi ngày
được 1 bơ gạo” viết: ‘Muôn đời nay, người nông dân gắn liền với con trâu, cái cày,
thửa ruộng. Thế nhưng, vài  năm trở lại đây, lại không ít địa phương trên cả nước,
hiện tượng người dân chán ruộng “ly nông” và “ly hương” ngày càng nhiều. Riêng ở
Thái Bình, hiện tượng người dân đất lúa Thái Bình bỏ hoang hoặc trả lại ruộng cho
hợp tác xã bắt đầu diễn ra từ năm 2003, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt
điểm. Theo giải thích của ông Bùi Công Trứ, phó bí thư đảng ủy xã Tân Hòa, nguyên
nhân bà con nông dân bỏ ruộng là do thu nhập từ nông nghiệp quá thấp, nhất là giá
vật tư nông nghiệp như đạm, lân, kali, thuốc trừ sâu… tăng vùn vụt, quá sức chịu
đựng của người dân.
Ông Đào Trọng Thu, một nông gia xã Vũ An cho biết: Tổng chi phí đầu vào cho 1 sào
khoảng 500.000 đồng. Nếu được mùa, mỗi sào (360 m2) cho thu hoạch 3 tạ thóc, với
giá 520.000 đồng/tạ như hiện nay thì được 1.560.000 đồng. Trừ cho phí đầu vào còn
lại 1.060.000 đồng. Số tiền này chia cho 180 ngày (đất hai vụ lúa, mỗi vụ 6 tháng) thì
mỗi ngày công của người dân chưa được 6000 đồng. Đối với các hộ dân không có tư
liệu sản xuất (trâu bò, máy tuốt lúa) thì con số này chỉ khoảng 3000 đồng, tương
đương 6 lạng thóc (hơn 1 bơ gạo). Trong khi đó, một ngày công phụ hồ xây dựng cũng
được 20.000 – 25.000 đồng (kèm bữa ăn trưa). Chính vì thế người dân khắp nơi bỏ
ruộng đi làm thuê. Theo một thống kê chưa đầy đủ, hiện trung bình mỗi xã trong tỉnh
có từ 500 đến 700 lao động nông nghiệp thường xuyên đi làm ăn xa. Do đó, lực lượng
lao động làm nông nghiệp trong tỉnh chủ yếu là người già và trẻ em” (Tienphong
online/22/5/08)
Còn chuyện nông dân chán quê thì Luật sư Trần Lâm trong bài đã dẫn ở phần trên,
viết: “Từ lâu, sinh đẻ có kế hoạch bị quên lãng. Dân số nông thôn tăng đột biến, ruộng
đất ít, không nghề phụ, sau mùa cấy gặt, không có việc làm. Trường học phổ thông
sừng sững khắp nơi. Chất lượng thật yếu kém: Phạm Văn Đồng đã nói từ những năm
60, thế kỷ trước “Có một thìa đường mà pha đến ba cốc nước thì uống làm sao được”.
Trừ các làng nghề, không có nơi nào có trường dạy nghề. Số thanh niên vào nhà máy
có vốn nước ngoài đa số là nữ, lao động 12 giờ/ngày, đói khổ, cái “xóm không chồng”
của thanh niên xung phong trước đây như đang chờ đón các em. Số khác kiếm sống
bằng mọi cách, đi khắp nơi. Có người đọc các báo của công an thốt lên: Sao mọi tệ
nạn, mọi tội phạm toàn thấy thủ phạm là các em ở nông thôn ra tỉnh”.
Chuyện chán quê không phải chỉ tìm đường lên thành phố mà còn tìm đủ cách vươn
xa hơn là ly hương ra nước ngoài. Vì thế, hàng chục năm qua, mấy trăm ngàn người
đã tới được các nước Đại Hàn, Đài Loan, Singapore, Mã Lai, Nhật và nhiều quốc gia ở
Trung Đông…, nam thì làm lao động chân tay, nữ thì làm công nhân, làm người ở, làm
nô lệ tình dục… Và hàng năm, Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội đã rất vui khi
công bố những hợp đồng xuất khẩu lao động.
Nửa thế kỷ làm cách mạng xã hội chủ nghĩa giải phóng nông dân để đến nay, theo
nhận định của Luật sư Trần Lâm thì “mọi người phấn đấu để con cái ly nông, ly hương,
coi như mục đích tối cao của cuộc đời”.30 | T r a n g
III - NGHĨ GÌ
Qua những phần trình bày trên  đây về nông dân Do Thái và nông dân Việt Nam,
chúng tôi có một số nhận định như sau:
1. Về cộng đồng nông thôn
Từ quan niệm quốc gia giống như cây cối, phải có sự bắt rễ vào đất, người Do Thái
trở về Palestine đã lấy nông nghiệp làm nền cho việc phục quốc, và họ đã xây dựng
cộng đồng nông thôn, gồm những làng kibbutz và moshav, trên 3 cột trụ là dân tộc,
dân chủ và xã hội.
Trên trụ dân tộc, người Do Thái đã thiết lập làng để phục quốc và phục hưng văn hóa
truyền thống Do Thái, vốn đã bị vùi dập sau hơn 2000 năm con dân Do Thái phải lưu
lạc trên khắp thế giới.
Trên trụ dân chủ, người Do Thái đã thiết lập cơ chế dân chủ trực tiếp trong việc điều
hành trong kibbutz và moshav: Đồng quyền, đồng lợi và đồng nghĩa vụ. Họ coi dân
chủ là hiện thân của giá trị làm người. Vì họ đã là nạn nhân của những chế độ kỳ thị
chủng tộc, và những chế độ chuyên chế ở Nga và Đông Âu.
Trên tiến tình phát triển chính trị, sau khi quốc gia Israel được thiết lập, nông dân Do
Thái đã đóng vai trò then chốt trong việc thiết lập cơ chế dân chủ ở thượng tầng: Lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Còn ở nông thôn, các kibbutzim đã tập hợp thành những
Liên Đoàn (federations) trong đó 2 liên đoàn lớn nhất là United Movement và Kibbutz
Artzi movement (khoảng 90% kibbutzim), số còn lại nhập vào các kibbutzim nghiêng
về tôn giáo như Kibbutz Dati.
Cũng trên tiến trình đó, các moshavim đã kết hợp với nhau thành những khối tham gia
vào những đảng chính trị khác nhau, trong đó đa số nhập vào đảng Lao Động (Labor
Party), số còn lại  nhập vào những đảng tôn  giáo.
Trên trụ xã hội, chịu ảnh hưởng từ phong trào xã hội chủ nghĩa ở Nga và Đông Âu,
người Do Thái đã thực hiện một chế độ bình đẳng giữa các thành viên trong kibbutz và
moshav.  Trên nền tảng dân chủ tự nguyện và tự trị, cộng đồng nông thôn Israel đã
phát triển vững mạnh về kinh tế, chính trị và văn hóa. Và điều cần nói là từ nền dân
chủ, nông dân Do Thái đã có thể chuyển đổi thích ứng với đà tiến của nền kinh tế kỹ
thuật cao trên hướng đa diện hóa các ngành sản xuất để thu dụng nguồn nhân lực mà
ngành nông nghiệp cần phải giảm.
Còn Việt Nam thì cộng đồng nông thôn đã tồn tại hàng ngàn đời với chế độ kinh tế hữu
sản. Nhưng dưới chế độ Cộng Sản, cơ cấu ấy đã bị phá hủy và đảng Cộng Sản đã tổ
chức nông thôn theo một hệ thống mới là đảng ủy và hợp tác xã.
Với đảng ủy, đảng Cộng Sản đã áp đặt nền cai trị chuyên chính tới tận thôn ấp. Còn
với hợp tác xã, nông dân thành vô sản làm công cho đảng và nhà nước Cộng Sản
theo tương quan chủ - nô, phải gọi như thế vì dân trong hợp tác xã phải sản xuất và
được phân phối theo lệnh đảng ủy.
Chế độ chuyên chính vô sản có thể phá vỡ cơ cấu truyền thống dễ dàng, nhưng tới
xây dựng cơ cấu mới đã thất bại. Vì hợp tác xã do đảng quyền ép buộc với con người
vô quyền đã trở thành cơ cấu nhà tù mà kết quả là chế độ đảng ủy – nông nô đã dìm
nông thôn Việt Nam vào bần cùng lạc hậu trong mấy chục năm qua.
Ở đây cần nói thêm một điểm là chế độ tập thể của kibbutz và hợp tác của moshav
khác với chế độ đảng ủy và hợp tác xã ở Việt nam. Vì trong hoàn cảnh đặc biệt của Do 31 | T r a n g
Thái, người Do Thái phải tạo dựng làng tập thể và làng hợp tác, nhưng họ đã hoàn
toàn tự ý và tự nguyện để cùng nhau lập làng và họ có quyền tự do đổi từ kibbutz này
qua kibbutz khác, hoặc bỏ kibbutz để ra ngoài làm ăn sinh sống theo ý họ muốn. Thêm
một điểm nữa là người Do Thái muốn nhập vào một kibbutz không dễ dàng, vì họ phải
qua một giai đoạn thử thách xem có thích hợp với đời sống tập thể hay không. Chẳng
hạn thủ tướng Ben Gurion, khi về hưu năm 1953, muốn vào kibbutz Sde-boker ở sa
mạc Negev đã phải xin nhóm thanh niên đang lập làng cho ông gia nhập và trong  2
năm ở Sde-Boker ông đã được phân công nhiệm vụ chăn cừu.
2. Về văn hóa
Theo những nhà nghiên cứu lịch sử Do Thái thì đợt Aliya II, người do Thái từ Nga đã
đem chủ nghĩa xã hội về Palestine, vì trong đó có nhiều người chịu ảnh hưởng chủ
nghĩa xã hội và có cả những chiến sĩ xã hội chủ nghĩa đã tham dự vào cách mạng
1905 ở Nga. Vì thế, khi về Palestine họ đã vận dụng chủ nghĩa xã hội ở mặt tổ chức và
cổ võ sự bình đẳng xã hội trong việc tổ chức công nhân và nông dân thành lực lượng
thống nhất để đấu tranh cho việc tái lập quốc gia Do Thái.  Và tiến trình này đã diễn ra
với những nhà xã hội chủ nghĩa như Ben - Zvi, Moshe Sharett, Levy Eshkol, Golda
Meir và Ben Gurion và những tổ chức chính trị mà họ đã lãnh đạo như Poalei Zion
(Zionist Workers), Yishuv (Jewish Community of Palestine), một tổ chức gần như là
chính quyền của Do Thái  ở Palestine trước khi thành lập Israel, Histadrut (Labor
Federation), và đảng Mapai (Labor Party), nhưng ở đây không thấy những tổ chức này
cổ võ đấu tranh giai cấp, cổ võ văn hóa  vô sản Marxit – Leninit trong khi ở Palestine
đã có những tầng lớp Do Thái kinh doanh giàu có ở thành phố và nhiều điền chủ ở
nông thôn. Còn chuyện xây dựng cộng đồng nông thôn với sự hình thành kibbutz và
moshav cũng không do sự áp đặt của những tổ chức trên mà do những người di dân
tìm cách thích ứng hoàn cảnh, và sẵn có ý thức bình đẳng xã hội chủ nghĩa nên họ đã
dễ chấp nhận hai hình thức tổ chức làng này để có thể sống còn, phát triển và thực
hiện ước nguyện phục quốc.
Từ đó, chúng ta thấy là những nhà xã hội chủ nghĩa từ Nga về đã là những người
vạch đường lối đấu tranh và sau đó xây dựng Israel, nhưng họ đã không cổ võ văn
hóa vô sản Marxit Leninit mà phục hưng văn hóa dân tộc Do Thái như chúng tôi đã đề
cập ở phần trên. Để nhìn cụ thể hơn về chuyện này, chúng tôi xin dẫn Ben Gurion, vì
ông là người tiền phong đi lập làng kibbutz, là người lãnh đạo Histadrut và Yishuv, là
người đọc tuyên ngôn thành lập quốc gia Israel và giữ chức thủ tướng trong 13 năm,
nhưng lại là người xây nền chính trị dân chủ, là người phục hưng và tin tưởng vào văn
hóa dân tộc Do Thái như ông đã nói về sứ mệnh của người Do Thái lập quốc:
“Aliya không có nghĩa là chỉ đem người Do Thái tới bờ biển Israel, mà còn có nghĩa là
giúp họ bắt rễ vào đất quê hương và nền kinh tế độc lập trong ngôn ngữ Do Thái,
trong di sản tâm linh và những giá trị của quốc gia; đem đến cho họ niềm hãnh diện và
niềm tin dân tộc cùng ý chí, khả năng xây dựng, bảo vệ đất nước, và khuôn đúc một
xã hội mới, đặt căn bản trên tự do, công lý và sự hợp tác”.
Và ông đã tin tưởng vào sự trường cửu của nền văn hóa đó:
“Chúng ta đã lưu truyền di sản tâm linh của quá khứ và nâng nó lên với những thành
tựu tâm linh của thế hệ này và những thế hệ tương lai. Một lần nữa, ánh sáng sẽ tỏa
sáng từ Zion tới những người Do Thái ở khắp nơi và tới những dân tộc trên thế giới.
Chúng ta sẽ hòa nhập những kho tàng truyền thống của chúng ta với những tác phẩm
tinh thần của cả loài người”. (David Ben Gurion, sđd, trg. 60,94)
Từ chuyện người Do Thái gìn giữ nguồn văn hóa tâm linh của họ, nhìn lại Việt Nam
trên nửa thế kỷ qua, chúng ta thấy một sự kiện khác với Do Thái là đảng Cộng Sản
Việt Nam trên đường thực hiện cách mạng vô sản Mac xit - Leninit đã hủy diệt văn hóa
dân tộc truyền thống, vì coi nền văn hóa đó là tàn tích phong kiến phản động, cổ hủ và 32 | T r a n g
lỗi thời. Sự tàn phá này đã kéo dài trên 40 năm, ở miền Bắc 20 năm (1954-75) và trên
cả nước cho tới những năm cuối thập niên 1990, khi tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Sô
sụp đổ thì đảng Cộng Sản Việt Nam đành phải quay lại với văn hóa dân tộc. Vì thế,
Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng Sản khóa VIII đã họp hội nghị lần thứ 5 để
bàn chuyện văn hóa và ra nghị quyết “Về xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”.
Sau 40 năm tàn phá, nay quay về tính chuyện làm lại thứ văn hóa phong kiến phản
động, nhưng kết quả của 40 năm tàn phá đó ra sao thì mấy nhà văn hóa của đảng
Cộng Sản đã có một số tổng kết. Xin kể:
- Nhà nghiên cứu Bùi Thiết cho biết:
“Chúng ta đã từng nghe nói về việc xóa bỏ văn hóa cũ xây dựng nền văn hóa mới,
từng chứng kiến hàng loạt những hành vi đập phá văn hóa cũ và đưa vào những thứ
được gọi là văn hóa mới… song thực tế khá phũ phàng: Những giá trị văn hóa truyền
thống bị loại bỏ mà vẫn chưa thấy đâu những cái gọi là văn hóa mới, hay đại bộ phận
dân chúng trong khi bị cắt đứt với hàng loạt giá trị cũ truyền thống vẫn chưa được
hưởng thụ cái gì là văn hóa mới. Chẳng hạn trong mấy chục năm qua, hàng loạt các
đình làng, hội làng, những nếp sinh hoạt của làng xóm truyền thống bị loại bỏ, bị phê
phán gay gắt mà dân làng chưa có cái gì mới thay thế vào đó, làm sao có thể làm cho
người dân yên lòng, khi họ dường như trống vắng tất cả đến ghê sợ!” (Bùi Thiết, Cảm
nhận về văn hóa, Hà Nội: Viện Văn Hóa, 2000, trg. 50)
- Nhà văn Hoàng Quốc Hải cho thấy rõ hơn:
“Trở về vấn đề văn hóa tâm linh, là bởi trong văn hóa dân tộc của chúng ta, nhất là các
sinh hoạt lễ hội có ít nhiều gắn bó với tâm linh. Mà tâm linh đôi khi lại là cặp bài trùng
với tôn giáo. Phải nói chính quyền đã có khá nhiều biện pháp cứng rắn trong lĩnh vực
này như cấm các hội lễ, phá chùa, đập tượng, dỡ bỏ hoặc ngăn cấm các đền thờ Mẫu,
đưa đi cải tạo, bắt giam các người làm nghề bói toán, đồng cốt nhảm nhí… Đảng viên,
đoàn viên phải từ bỏ các tôn giáo mình theo. Trong các gia đình phần lớn không còn
bàn thờ tổ tiên. Các chùa chiền ở nông thôn nếu còn sót lại thì hoang phế, quạnh hiu,
các điện thờ Mẫu ở các gia đình không được phép tồn tại. Các chùa chiền, đền miếu
còn sót lại ở đô thị cũng vắng tanh vắng ngắt. Một số người già lui tới các nơi thờ
phụng này, gần như là một sự lén lút. Tưởng như chúng ta đã triệt bỏ được tận gốc
của vấn đề”.
“Thế hệ chúng tôi đã bắt đầu tỉnh ngộ, và thấy xót đau về những tổn thất nặng nề của
nền văn hóa truyền thống. Thật là đại hạnh cho dân tộc, bởi còn có sự tỉnh ngộ…
Xin thưa…, việc phục hưng nền văn hóa dân tộc là một việc vô cùng phức tạp, và sẽ
diễn ra rất chậm chạp, trải qua nhiều thế hệ, may ra mới vớt vát được phần nào, nó
hoàn toàn không thể hấp tấp, vội vàng với tốc độ chóng mặt như khi phá được”.
(Hoàng Quốc Hải, Văn hóa phong tục, Hà Nội: Văn hóa thông tin, 2001, trg. 435, 467)
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi trong bài “Mấy chữ “cư trần lạc đạo” và vấn đề hòa
hợp- hòa giải dân tộc hiện nay” cho thấy tâm trạng bi quan:
“Hầu như mọi di tích đền, miếu, chùa chiền đều bị đập phá tan nát rồi lại sửa chữa vá
víu hoặc làm lại, ít có cái nào còn ra dáng một di tích cổ (Đập phá kể từ những năm
1948, trong thâm ý chắc cũng nhằm mục tiêu hạn chế truyền thống đa nguyên văn hóa,
may sao tiềm thức dân tộc đã âm thầm cưỡng chống, và rốt cục cưỡng chống thắng
lợi). Mới trước Tết âm lịch 2007 đây thôi, tôi về thăm di tích đền Gióng, quá sửng sốt
khi có 3 bức cuốn thư rất đẹp, khắc 1 bài thơ của cụ Hồ, 1 bài thơ của Tố Hữu, 1 bài
thơ của Ngô Chi Lan, đều bằng tiếng Việt, treo ngay tiền sảnh ngôi đền lớn khi ta vừa
bước chân vào. Hỏi người dân địa phương thì ra đấy nguyên là loại cuốn thư cổ khắc 33 | T r a n g
chữ Hán, bị bào đi để “tân trang” quốc ngữ. Và chẳng nói chi xa, cả một di tích Hoàng
Thành vô giá kia, người ta có muốn bảo tồn thực hay không?”. (Talawas/6/11/2007)
Tất nhiên chỉ sau Đại Hội VII và VIII, rồi hội nghị 5 với những nghị quyết về việc phục
hưng nền văn hóa dân tộc, những nhà văn hóa của đảng Cộng Sản mới có thể viết
những tập sách bàn về bản sắc dân tộc và thú nhận những điều trên đây. Các ông Bùi
Thiết, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Huệ Chi đã thực tâm nói lên nỗi lòng của những
người trí thức trước nạn tàn phá văn hóa truyền thống của cách mạng vô sản. Riêng
ông Bùi Thiết không những nói thật mà còn than là đảng Cộng Sản đã tàn phá hết văn
hóa truyền thống, nhưng dân làng chưa có cái gì mới thay thế vào đó! Chúng tôi không
hiểu tại sao ông Bùi Thiết là cán bộ văn hóa cấp cao mà lại than như thế, còn chúng
tôi thì hiểu là đảng đã có một hệ thống văn hóa Marxit-Leninit thay thế văn hóa cũ với
những điều mà dân Việt ai cũng phải học, phải làm sau đây:
Thứ nhất, đảng lấy giai cấp đấu tranh để thay ý thức sống thuận hòa giữa đồng bào.
Thứ nhì, đảng dùng độc trị với quyền uy tuyệt đối để thay thế vị trí của vua quan.
Thứ ba, đảng lấy Marx giáo thay thế đạo thờ tổ tiên, Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa
giáo…
Thứ tư, đảng lấy mấy ông thánh Marx, Lenin, Mao, Hồ thay thế các vị Phật, thánh,
thần, tiên tổ.
Thứ năm, đảng dùng những ngày lễ của đảng thay thế lễ hội của đình chùa, đền miếu.
Thứ sáu, đảng dạy ý thức vô sản và bắt sống vô sản để xây dựng xã hội chủ nghĩa, rồi
tiến lên xã hội cộng sản.
………………………………..
Chắc hẳn đội ngũ trí thức văn hóa của đảng đã làm những việc này bằng đủ thứ
chương trình với giáo dục, truyền thông, sách vở độc quyền, nhưng Marx giáo trái với
bản chất sống của con người nên kết quả chỉ ở ngoài lông da, vì thế, khi tổ quốc Cộng
Sản Liên Sô sụp đổ, đảng Cộng Sản Việt Nam đành phải trở về với những thứ mà
đảng đã tàn phá như kinh tế tới cùng đường vô sản thì trở lại tư sản để làm ăn với tư
bản, còn văn hóa tới cùng đường Marxit Leninit thì trở về với mùi vị “đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc”.
Từ chuyện văn hóa này, chúng tôi có thêm một nhận xét là những người đấu tranh
dựng nước Do Thái cũng xã hội chủ nghĩa, cũng đủ thứ Marxit cánh tả, cánh hữu,
nhưng đã không liệng bỏ văn hóa truyền thống mà giữ gìn, tôn vinh nó là linh hồn Do
Thái. Và trên nền văn hóa đó, họ đã kiến tạo được một quốc gia Israel tôn trọng giá trị
con người, giàu kinh tế và mạnh quốc phòng. Còn ở Việt Nam thì ngược lại là đảng
Cộng Sản đã đã đem chủ nghĩa Marx Lenin về phá hủy văn hóa dân tộc để làm cách
mạng vô sản và tạo nên một chế độ toàn trị bạo ngược với nước nghèo dân nhục.
3. Về con người
Với Do Thái thì trên 2000 luân lạc, dân Do Thái đã bị các dân tộc khác kỳ thị, ngược
đãi và tàn sát ra sao, phần trên đã trình bày. Vì thế, khi tìm đường về Palestine, người
Do Thái có một khát vọng là tái lập quốc gia để được sống tự do với giá trị làm người.
Và họ đã sống và dạy con cái sống với giá trị này ngay từ những buổi đầu trong những
kibbutz với ý thức là một nông dân tự do và không bao giờ còn là một người Do Thái
sống trong ghetto. Rồi sau khi quốc gia Israel được thiết lập thì giá trị người dân được
tôn vinh với những quyền dân chủ chính trị, dân chủ kinh tế và dân chủ văn hóa trong
một chế độ dân chủ đa đảng, gồm đủ các khuynh hướng: Tôn giáo, dân chủ xã hội và
cả cộng sản mà trong đó có sự hiện diện của nông dân trong các kibbutz và moshav34 | T r a n g
Nhìn lại Việt Nam thì trên nửa thế kỷ nay, người nông dân đã hy sinh nhiều trong đấu
tranh, nhưng cuối cùng đã phải chịu nhiều thảm kịch dưới chế độ Cộng Sản, chế độ
mà chính những tầng lớp nông dân đã góp phần lớn tạo dựng. Những thảm kịch này
phần trên đã đề cập. Ở đây xin đúc kết lại như sau:
Thứ nhất, nông dân đã trở thành con vật và con thú trong cải cách ruộng đất, vì đảng
đã kích động hận thù để nông dân giết nhau. Những cách giết tàn bạo để người giết
thành những con thú, còn người bị giết thành những con vật. Người Do Thái bị những
dân tộc khác thù và giết, còn người Việt đã tự tạo nên hận thù để giết nhau.
Thứ nhì, nông dân đã thành nông nô dưới chế độ hợp tác hóa nông nghiệp, và giá trị
làm người ở nông thôn đã được biểu hiện ở chỗ những người già già cúi đầu, chắp tay
xá anh Đội, còn nông nô phải tôn xưng những ông chủ Cộng Sản là những bậc ban ơn
với câu tung hô: Ơn Bác, ơn Đảng, ơn Nhà Nước như câu nhật tụng hàng ngày.
Thứ ba, từ thời cởi trói (1988) đến nay, nông dân trở thành tá điền thuê đất của đảng
và chịu sưu cao thuế nặng, nhưng vô quyền, nên làm mà không dám nghĩ đến ngày
mai, đến nỗi nhà văn Nguyên Ngọc đã phải nói: “Họ từng làm chủ lực quân vô cùng
kiên cường bỗng trở nên lúc  nào cũng nơm nớp lo sợ: Sợ mất đất, cái mảnh đất vốn
đã không phải là của họ, họ cứ như được cho sống nhờ, bất cứ lúc nào cũng có thể bị
thu hồi, bị chuyển đổi, bị đoạt mất. Cái thứ đất quen thân, thống thiết, máu thịt với họ
thế, mà bỗng trở nên rất đỗi kỳ lạ, ở trong tay họ, khi họ bị tước đi thì giá chỉ có mấy
đồng, nhưng chỉ cần chuyển sang tay doanh nghiệp nào đó, một ông nước ngoài xa lạ,
sang trọng nào đó thì bỗng có giá hàng nhiều tỷ! (Bài đã dẫn).
Thứ tư, từ việc đảng thu hồi đất, cán bộ cướp đất, nhiều nông dân đã trở thành dân
oan tới cửa quan cầu xin công lý. Nhưng quan không xét và khi nào dân oan tới nhiều
quá làm phiền lãnh đạo thì quan ra lệnh cho công an nhân dân hốt quẳng lên xe chở đi,
rồi liệng xuống ở một nơi nào đó như những con vật. Và cứ như thế quyền lực độc trị,
và bạo lợi đã tạo thành chồng chất oan khiên. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra nghị
quyết phục hưng văn hóa dân tộc, nhưng tìm đâu ra thứ màu “đậm đà bản sắc văn
hóa dân tộc ở đây?
Cũng đất, cũng lao động mà sao nông dân Do Thái có thể sống an vui với giá trị làm
người, còn nông dân Việt Nam lại đau khổ, nghèo đói và tủi nhục tới dường ấy?35 | T r a n g
IV - LÀM GÌ
Thời hợp tác hóa với hợp tác xã, nông dân chỉ có thể nói lời nhớ ơn đảng, nhưng thời
cởi trói với với chế độ kinh tế thị trường xã hội chủ  nghĩa, nông dân đã có thể tố cáo
sự bất nhân của đảng, và hiển lộ những thảm kịch mà họ đã phải chịu. Đến nay thảm
kịch nông dân bùng vỡ, không thể đàn áp mà cũng không thể che dấu, nên đảng Cộng
Sản Việt Nam đã làm hai việc là cho phép báo chí, và một số trí thức thảo luận về tam
nông, góp ý với đảng và họp Hội Nghị Trung Ương 7 để thảo luận về tam nông.
Sau đây chúng tôi xin tóm tắt tiếng nói của trí thức về tam nông và nghị quyết để giải
quyết thảm kịch tam nông của đảng Cộng Sản.
1. Trí thức lên tiếng
Trước hội nghị trung ương 7, Viện Chính Sách và Chiến Lược Phát Tiển Nông Nghiệp
Nông Thôn, tạp chí Tia Sáng (Bộ Khoa Học và Công Nghệ), và báo Nông Thôn Ngày
Nay đã phối hợp hội thảo chủ đề Người Dân Nông Thôn Trong Quá Trình Công
Nghiệp Hóa tại Hà Nội (17/6/08) với sự tham gia của nhiều nhà quản lý, khoa học và
văn hóa, nhằm góp phần hoàn thiện báo cáo về phát triển nông nghiệp, nông thôn và
nông dân của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Trong cuộc hội thảo ba vấn
đề sau đây đã được các đại biểu quan tâm:
Về đời sống kinh tế văn hóa:
- Nhà văn hóa Nguyễn Quân cho biết là “trong điều tra xã hội học ở thành phố HCM thì
chỉ tiêu của người dân dùng cho vui chơi giải trí chiếm 30% thu nhập, Hà Nội và Huế
20%, còn ở nông thôn gần như bằng 0. Nguồn giải trí chủ yếu ở nông thôn là các phim
“cúng cụ”, thành phố không mấy người xem thì đưa về nông thôn. Nông thôn từ nơi
tiêu dùng văn hóa một cách chủ động thì giờ trở thành nơi chứa các văn hóa cặn bã,
phế thải từ thành phố về”
- Phó giáo sư Trần Ngọc Vượng (Đại Học Quốc Gia Hà Nội) nhận định là “hai yếu tố
cấu thành văn hóa làng là văn hóa Nho giáo và văn hóa tín ngưỡng, nhưng đến nay
thì cả hai yếu tố văn hóa này đã bị tận diệt một cách không thương tiếc. Ông cảnh báo
về sự sụp đổ của văn hóa làng và đặt câu hỏi: Chẳng lẽ chúng ta đành khoanh tay
ngắm nhìn sự một đi không trở lại của làng, của văn hóa làng sao?”.
-Về giáo dục:
Từ một nhận định tổng quát là giáo dục ở nông thôn từ nhiều năm nay luôn là vùng
trũng giáo dục của cả nước, bài tổng kết cuộc hội thảo ghi lại một số ý kiến:
- Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang, khái quát về chất lượng giáo
dục ở vùng quê ông: tiến sĩ bằng đại học, đại học bằng cấp ba, cấp ba bằng cấp hai,
cấp hai bằng cấp một, cấp một bằng mù chữ.
- Ông Nguyễn Minh Thuyết, phó Chủ Nhiệm Ủy Ban GDTTN&NĐ Quốc Hội cho rằng
“nguyên nhân của thực trạng giáo dục không chỉ là do đời sống nhiều vùng còn quá
khó khăn, đói nghèo mà còn là do một nguyên nhân khác là chưa có chính sách luân
chuyển những giáo viên ở thành phố về nông thôn và ngược lại, phần lớn những giáo
viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì đưa về nông thôn giảng dạy, không ít giáo
viên yếu cả về phẩm chất và năng lực. Ông cho biết thêm một điều là hầu như không
có một tổ chức nào(?) quan tâm đến việc dạy nghề ở nông thôn. Theo khảo sát của cả
nước, đến năm 2006 vẫn còn 30.6 triệu lao động nông thôn, trong đó hơn 91% chưa
qua đào tạo, chỉ 3% được đào tạo ở mức sơ cấp và trung cấp kỹ thuật”.
-Về môi trường:36 | T r a n g
- Giáo sư Phạm Duy Hiển đưa ra một số nhận định: “Bụi ở nông thôn và thành phố
tương đương nhau. Bụi ở thành phố là bụi mịn, bụi công nghiệp có thành phần độc hại
hơn rất nhiều so với bụi thành phố, nên đừng có nghĩ là về nông thôn sẽ được hưởng
không khí trong lành. Hiện nay sông Nhuệ và sông Đáy trong xanh đã là con  sông
chết. 500 xí nghiệp và nhiều làng nghề hoạt động trong vòng 15 năm nay đã thải
không biết bao nhiêu chất thải độc xuống 2 con sông đó. Nhà nước đang có kế hoạch
chi trên 3000 tỷ đồng để làm sống lại hai con sông chết này. Còn một thứ ô nhiễm
cũng đáng sợ không kém cho nông thôn, đó là hàng rởm, hàng tồn kho, hàng hết
đát… được cố ý trút về nông thôn. Từ nhận định này, ông Hiển đặt vấn đề là trong sự
tăng trưởng của đất nước hiện nay, riêng về mặt môi trường sống, lẽ nào lại để những
người nông dân làm nên thương hiệu cho một đất nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai
thế giới lại phải chịu thiệt thòi nhất chính từ sự đóng góp của mình”.
-Về sở hữu ruộng đất:
- Luật sư Phạm Duy Nghĩa (Đại học quốc gia Hà Nội) cho rằng “vấn đề nhà nước ứng
sử với quyền sử dụng đất đai của người nông dân tiềm ẩn ba nguy cơ lớn: Người dân
bị mất đất, chán đất, chán quê. Vì vậy theo ông, hiến pháp năm 1992 và luật đất đai
năm 2003 cần được viết lại vì quyền lợi của người dân. Muốn thành thực với nông dân
không thể né tránh một cuộc cách tân đến tận gốc rễ, đó là minh định quyền tài sản
của người nông dân Việt Nam đối với ruộng đất… Đất đai của toàn dân thì nhà nước
trả lại cho người dân cũng là một lẽ đương nhiên. Phải thay đổi cách nhìn về sở hữu
toàn dân, tăng quyền tài sản tư đối với ruộng đất cho các gia đình nông dân, tôn trọng
và nêu rõ thái độ của nhà nước sẽ bảo vệ sở hữu của họ khi cần thiết”.
Từ những nhận định về thực trạng tam nông trong cuộc hội thảo, trong phần góp ý về
những việc phải làm, bản tổng kết ghi lại ý kiến của tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện
Trưởng Viện Chiến Lược và Chính Sách Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn, về chiến
lược và chính sách phát triển tam nông như sau:
Thứ nhất, nhà nước cần nâng cao mức đầu tư, tập trung vào phát triển khoa học và
công nghệ, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Thứ nhì, khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất theo hướng gia trại, trang trại, liên kết
trong các hợp tác xã, được tiếp thu khoa học công nghệ, phát triển sản xuất hàng hóa
theo hướng chuyên canh, thâm canh.
Thứ ba, tổ chức dạy nghề, hỗ trợ thông tin, vốn liếng để một bộ phận lao động có điều
kiện rời khỏi sản xuất nông nghiệp tham gia thị trường lao động công nghiệp và dịch
vụ một cách thuận lợi, hỗ trợ cho bộ phận khác từng bước chuyển sang tham gia các
hoạt động phi nông nghiệp tại nông thôn.
Thứ tư, tạo cơ chế thuận lợi để khi lao động chuyển khỏi nông thôn thì đất đai được
giao vào tay những người làm ăn giỏi mở rộng sản xuất.
Thứ năm, đổi mới quản lý Hội Nông Dân theo hướng từng bước trở thành tổ chức
thực sự đại diện (?) cho quyền lợi và tiếng nói của người nông dân, phát triển tổ chức
cộng đồng nông thôn để người dân thông qua tổ chức này tham gia quản  lý các hoạt
động phát triển nông thôn. (Xây dựng nông thôn phát triển bền vững,
Tiasang.com/17/07.08)
2. Đảng và nghị quyết 7
Trong hội nghị trung ương 7 (9-17/7/08), Ban Chấp Hành Trung Ương đã thảo luận về
những vấn đề công nhân, nông dân và trí thức và ra nghị quyết về Công Nông Trí. Sau
đây là nghị quyết về nông dân:
Thứ nhất, trong những năm tới phải xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng
hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng xuất chất lượng hiệu quả và khả37 | T r a n g
năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt
và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp dịch vụ, phát triển đô thị theo qui hoạch, xã hội nông thôn ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo tốt môi truờng sinh thái, hệ thống chính trị
dưới sự lãnh đạo của đảng được tăng cường; nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh
thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh ở các
vùng còn nhiều khó khăn để không thua kém xa so với các đô thị.
Thứ nhì, trên cơ sở phân tích, làm rõ các mục tiêu cần đạt được từ nay đến năm 2020
và trước mắt đến năm 2010. Ban Chấp Hành Trung Ương đã thảo luận và xác định
các nhóm giải pháp về quy hoạch (đất đai, sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại,
xây dựng nông thôn mới); xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội; tập trung đào tạo nguồn
nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tiên
tiến, đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
dân cư nông thôn, nhất là những vùng còn nhiều khó khăn, tăng cường sự lãnh đạo
của đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, phát huy sức mạnh của Mặt Trận
Tổ Quốc và các đoàn thể chính trị xã hội ở nông thôn.
Từ nghị quyết 7 và cuộc hội thảo về tam nông, chúng tôi có mấy nhận định sau:
Thứ nhất, cuộc hội thảo đã chính thức nói lên thảm trạng của nông dân sau mấy chục
năm biến đổi theo nhiều nghị quyết, một sự thật bức bách đang diễn ra hàng ngày, có
muốn đè nó xuống, dấu nó đi cũng không được, nên đành phải nói để chứng tỏ trí
thức có quan tâm đến số phận nông dân. Nhưng đến phần đề nghị giải pháp thì bản
tổng kết chỉ ghi lại một số đề nghị của Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, một trí thức quan chức
cao cấp của nhà nước mà không thấy ý kiến của những người khác. Đến nghị quyết 7
thì đó là những chương trình lớn đảng sẽ ban phát cho nông dân, nhưng chỉ 2 đoạn
nghị quyết mà đảng phải nhấn mạnh đến việc tăng cường lãnh đạo của đảng tới 2 lần.
Như vậy có lẽ 50 năm qua, nông dân vẫn chưa nhận được đủ sự lãnh đạo của đảng!
Thứ nhì, trí thức thú nhận thảm trạng của nông dân, nhưng không chịu nhận một điều
hay không dám nói lên là đảng làm chủ đất với đảng quyền toàn trị là nguyên nhân tạo
nên thảm trạng tam nông. Đó là một thứ dây trói mà nếu không mở thì nghị quyết to
lớn đến đâu số phận nông dân vẫn là số phận của tá điền nô lệ trong trong cái vòng
sinh sát của đảng.
Chuyện chủ đất đảng đã không xét lại, nhưng vấn đề đó đã trở thành cấp thiết nên
trong dịp này một số trí thức đã lên tiếng. Ngoài luật sư Phạm Duy Nghĩa đã nói ở
phần trên, xin ghi thêm hai vị nữa:
- Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài “Đất và nông dân” đã viết:
“Nông dân, thời nào cũng vậy, xưa nay đều vậy, là cái nền của xã hội. Và cái nền thì
không ồn ào, không hào nhoáng, không huênh hoang, nhưng chính vì là cái nền, nên
xã hội sẽ không thể yên nếu cái nền không yên. Mọi sự phát triển, mọi bước đi tới sẽ
chông chênh, nếu không đổ vỡ. Và cách củng cố, trả sức lại cho cái nền ấy là vô cùng
quan trọng nhưng không khó, chỉ cần dám dứt khoát làm mỗi một việc: Trả toàn quyền
có đất thật sự lại cho từng người nông dân. Khi nông dân đứng chặt chân trên mảnh
đất thật sự của họ, của riêng họ thì chẳng ai chiến thắng nổi họ. Xã hội sẽ bền, đất
nước sẽ vững chãi trong cuộc đi tới đầy sóng gió” (Tiasang.com/2/7/08)
- Luật sư Trần Lâm, trong bài “Luật đất đai và tam nông” đã viết:
“Mọi người trong xã hội đều phải làm ăn sinh sống. Họ cần có sự quan hệ, trao đổi.
Mọi quan hệ trao đổi đều dựa trên cái trục là sở hữu, sở hữu trí tuệ và sở hữu vật chất.
Người không có sở hữu nào là người đứng ngoài xã hội… Mọi hạn chế con người
phát triển tài sản riêng là trái với nhân tính… Những người cầm quyền chỉ có nhiệm vụ38 | T r a n g
duy nhất làm mọi cách nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân, đó là làm
cho nước giàu dân mạnh, nhiệm vụ này phải được thực hiện bằng cách tạo cơ hội,
dẫn dắt người nông dân  chủ động tự giác giải quyết cuộc sống của  mình. Làm thay,
mệnh lệnh hay nói mà không làm hoặc lờ đi là điều cấm kỵ.
Nghĩ đến đây thấy trong người ớn lạnh: Nông dân chiếm 80% dân số, 2000 năm họ
dựng nước, giữ nước. Nước ta, nước nông ghiệp, mọi sự phát triển đều bắt đầu từ
tam nông, thế mà ta để mọi thứ trên góc khuất!
Nói đến tam nông, việc đầu tiên là làm luật ruộng đất, cái cốt lõi là trả lại sở hữu cho
người dân. Không có con đường nào khác, dù con đường này làm thương tổn đến
chuyên chính, sự toàn trị của đảng cũng phải làm. Nếu không, nguy hại nó có thể làm
chấm dứt sự toàn trị” (Đối-Thọai.com/9/15/08)
Trên đây là những tiếng nói can đảm và tâm huyết của những người trí thức cảm
được sự khốn cùng của nông dân khi không có quyền là “chủ thật” một mảnh đất để
sống trên quê  hương mình. Nhưng đảng Cộng Sản đã không xét căn nguyên của sự
tàn phá tam nông và chỉ sửa chữa bằng nghị quyết “chiếu cố” tam nông mà nhà báo
Hữu Thọ (nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân) trong cuộc phỏng vấn của báo điện tử
Tổ Quốc (9/2/08) đã nói là “Đã thấy có cuộc sống trong nghị quyết 7. Đã xác định vị trí
chiến lược của nông dân, nông nghiệp và nông thôn, là cơ sở lực lượng quan trọng để
phát triển ổn định chính trị đất nước”. Nhận định thật lạ, vì nông dân chiếm 80% dân
số và đảng đã vận dụng lực lượng nông dân để thực hiện đủ thứ chính sách cách
mạng xã hội chủ nghĩa mà đến nay ông Thọ mới thấy có cuộc sống trong nghị quyết 7,
mới xác định vị trí chiến lược của nông dân… thế thì 50 năm qua với những nghị quyết
đã được đảng ban hành thì vị trí nông dân ở đâu để có cải cách ruộng đất, có hợp tác
hóa, có khoán 100, khoán 10… Nông dân có uất hận không khi nghe những điều này?
Nhưng thôi, cứ coi với sự sửa sai “có cuộc sống” ở nghị quyết 7 là đảng sẽ đưa về
nông thôn nhiều ngân sách hơn để làm những chương trình lớn “Ứng dụng khoa học
công nghệ tiên tiến, sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, đổi mới hoạt động các
hình thức tổ chức sản xuất để xây dựng nông thôn mới”. Nhưng xin hỏi: Những
chương trình này sẽ vào tay ai khi nông dân vẫn chỉ là tá điền vô quyền trên mảnh đất
thuê của ông chủ đảng toàn trị. Nông dân nào có đủ khả năng, đủ vốn để ứng dụng
khoa học công nghệ? Và nông dân nào dám mở rộng sản xuất theo hướng trang trại
khi đất thuê chưa biết lúc nào sẽ bị thu hồi? Từ đó có thể hình dung thêm một thảm
kịch là khi nông thôn được chia nhiều ngân sách hơn thì nông dân sẽ phải chịu nhiều
bóc lột oan khuất hơn, vì đất sẽ bị cướp nhiều hơn để những ông lãnh chúa lập nông
trại, điền trang và lấy ngân sách dành cho tam nông thiết lập hệ thống “Ứng dụng khoa
học công nghệ tiên tiến, đổi mới hoạt động các hình thức tổ chức sản xuất”.
Cho đến nay, giai cấp địa chủ Đỏ đã lớn lắm mà nông dân cũng đang bị bóc lột trong
nhiều nông trường của những ông lãnh chúa  địa phương, thế mà đảng lại ra nghị
quyết tạo cơ chế thuận lợi cho những ông quan vô sản thiết lập thêm nhiều điền trang
hiện đại sản xuất lớn để tuyển dụng thêm đám nông dân vô sản. Tiếng khóc của dân
oan mười mấy năm nay vẫn chưa thấu trời xanh và nay sẽ thêm nhiều tiếng khóc hơn.
Vì dân vô quyền biết kêu ai trong một chế độ đảng trị mà người cai trị đã trở thành kẻ
cướp nhân danh đủ thứ chính sách to lớn và được chế độ bảo kê.
Trước thảm trạng của nông dân, vấn đề sinh tử là trả lại quyền tư hữu đất đai để giải
quyết tận căn cho sinh kế cùng ước nguyện của nông dân. Đó là sự hòa giải với con
người theo truyền thống sở hữu đất đai của Việt Nam. Nhưng đảng Cộng Sản đã
không làm mà tìm cách chạy quanh với mớ chữ nghĩa to lớn. Thứ vũ khí bất nhân
“Thời Gian, Màn Trời Chiếu Đất và Công An” của đảng có làm kiệt sức nhiều dân oan,
nhưng không thể dập tắt được nguồn uất hận đang tích tụ hàng ngày với oan khuất cũ
còn nguyên đó và oan khuất mới gia tăng.39 | T r a n g
Hàng ngày nông dân mất đất. Hàng ngày dân oan trương biểu ngữ kêu cứu, thất thểu
trên đường phố. Họ đi đâu, kêu ai mà ai cứu? Người ta lên tiếng rất nhiều trước nạn ô
nhiễm, trước những con sông chết, nhưng hầu như lại im lặng trước thảm kịch dân
oan, trước thảm trạng người cày thuê đất của đảng và bị tước đoạt. Ô nhiễm và những
nỗi oan khiên. Những dòng sông chết và những người nông dân khốn cùng. Đảng
Cộng Sản Việt Nam đang sống với vinh quang hay đang sống với ô nhiễm, với những
dòng sông chết, với những nỗi thống khổ của nông dân?
Nhìn vào thảm kịch ấy, chúng tôi xin thưa vài lời như sau:
-Với quý vị trí thức:
Trước thảm kịch dân oan, năm 2007, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã lên tiếng đòi đảng
Cộng Sản trả lại quyền tư hữu cho dân. Và tới nay, trước và sau Hội Nghị Trung Ương
7 có thêm ba vị trí thức: Luật sư Phạm  Duy Nghĩa, nhà văn Nguyên Ngọc và Luật sư
Trần Lâm lên tiếng mạnh mẽ đòi công lý cho nông dân. Những tiếng nói đó lớn, nhưng
vẫn chỉ là tiếng nói của một cá nhân. Cuối năm 2007, chỉ tập thơ Trần Dần bị thu hồi
mà học giả Nguyễn Huệ Chi đã có thể thu được chữ ký của mấy trăm vị trí thức lên
tiếng phản đối lệnh thu hồi. Thế mà một vấn đề sinh tử như thảm kịch dân oan, như
việc đòi nhà nước trả lại quyền sở hữu đất đai cho nông dân lại chỉ có mấy người lên
tiếng, rồi sau nghị quyết là im lặng, mọi chuyện coi như đã giải quyết xong. Không phải
vậy. Đâu đã xong, vì cuộc đời nông dân vô sản còn nguyên đó và sẽ còn bi thảm hơn.
Chuyện đó đơn giản, ai cũng biết như thế. Vì vậy chúng ta mong các vị trí thức nghĩ
đến nước, nghĩ đến số phận nông dân mà cùng nhau lên tiếng. Chắc hẳn tiếng nói
chung ấy sẽ có nhiều tác dụng. Xin quý vị tạo thành chủ lưu dư luận, thêm sức cho
việc đòi công lý của dân oan.
-Với những nhà báo tự do:
Rồi đến những nhà báo tự do, những bloggers, chúng ta có nhiều bloggers. Những bài
viết của Song Chi, Tạ Phong Tần, Trần Khải Thanh Thủy… là những lời chí thành, thốt
tự tâm can… khóc cho nỗi đau của nước, nỗi khốn cùng của dân. Mong sao những
nhà báo tự do (chắc đa số là những trí thức trẻ) lên tiếng cho dân oan, lên tiếng đòi
đảng Cộng Sản trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân. Xin quý vị đi vào chủ lưu
đòi đất, thêm sức cho dân oan.
-Với những chiến sĩ dân chủ:
Sự tàn phá đất nước và con người của đảng Cộng Sản Việt Nam đã đến chỗ cùng và
đảng
Cộng Sản đã sử dụng công an, nhà tù và truyền thông để duy trì cái cùng này, nhưng
đảng Cộng Sản đã không thể hủy diệt được hồn nước. Vì giữa bạo lực đen tối, chúng
ta vẫn thấy bật lên những tia lửa của những chiến sĩ dân chủ, những người lấy thân
mạng mình thách  đố bạo lực, đòi lại quyền sống tự do và công lý cho đồng bào.
Những tia lửa đó là biểu hiện của hồn nước. Vì khi đất nước còn những con dân coi
thường cái chết để bật lên những tia lửa chống bạo quyền thì chúng ta còn niềm tin là
sẽ tới một lúc, những tia lửa đòi đất, đòi công lý, đòi tự do dân chủ sẽ kết lại để phá vỡ
cái chỗ cùng đen tối của chế độ đảng trị.
Kết luận
Qua những phần trên đây, chúng tôi đã trình bày về sự thành công của nông dân Do
Thái và những thảm kịch của nông dân Việt Nam trên nửa thế kỷ qua. Để tổng kết câu
chuyện, có thể nhận định là nông dân Do Thái đã đạt được những thành tựu lớn trong
việc xây dựng đời sống và cộng  đồng nông thôn vì họ có ý chí, niềm tin và chế độ dân
chủ. Trong ba yếu tố này, ý chí và niềm tin đã giúp họ đạt được ước nguyện làm người
Do Thái tự do trên đất tổ Palestine, còn chế độ dân chủ đã củng cố cho ý chí và niềm 40 | T r a n g
tin đó, vì biết rằng họ làm việc và họ sẽ làm chủ những thành quả đạt được trong việc
thăng tiến con người về chính trị, kinh tế và văn hóa.
Còn đối với Việt Nam thì người nông dân thiếu cả ba yếu tố đó: Họ không còn ý chí
tiến thủ vì bị đảng áp chế và phong tỏa. Họ không có niềm tin, vì đảng sử dụng chính
sách gian dối, nên dối trá đã trở thành một phương thế hành sử của nhà nước xã hội
chủ nghĩa. Họ không có dân chủ, vì đảng toàn trị không có chỗ cho tiếng nói của người
dân.
Từ đó, nông dân đã bị đảng Cộng Sản làm tình làm tội trong những chính sách vô sản
mà kết quả đã được giáo sư Tương Lai, nguyên cố vấn các vấn đề xã hội của cố Thủ
Tướng Võ Văn Kiệt, trong một cuộc phỏng vấn của BBC Việt ngữ (19/8/08) đã nhận
định:
“Nông dân Việt Nam là người chịu trên vai mình gánh nặng nhất của đất nước. Nhưng
về sau, bản thân người nông dân lại phải chịu đựng rất nhiều thiệt thòi… Họ cống hiến
nhiều nhất. Hy sinh lớn nhất. Hưởng thụ ít nhất. Được giúp kém nhất. Bị đè nén thảm
nhất. Bị tước đoạt nặng nhất. Là những người cam chịu lâu dài nhất và là người tha
thứ cao cả nhất”.
Nhưng trước những khổ nạn đó thì phải làm gì để cứu nông dân (chớ chẳng lẽ lại bảo
họ phải tha thứ mãi!), giáo sư Tương Lai không  nói, nên chúng tôi xin nhắc lại  giải
pháp của nhị vị Luật sư Phạm Duy Nghĩa và Trần Lâm:
- Theo luật sư Phạm Duy Nghĩa thì “Không thể né tránh một cuộc cách tân đến tận gốc
rễ, đó là minh định quyền tài sản của người nông dân Việt Nam đối với ruộng đất…
Hiến pháp 1992 và luật Đất Đai 2003 cần được viết lại vì quyền lợi của nông dân. Đất
đai của toàn dân thì nhà nước trả lại cho người dân cũng là một lẽ đương nhiên”.
- Còn luật sư Trần Lâm thì quả quyết: “Nói đến tam nông, việc đầu tiên là làm luật
ruộng đất, cái cốt lõi là trả lại sở hữu cho người dân. Không còn con đường nào khác,
dù con đường này làm thương tổn đến sự chuyên chính, sự toàn trị của Đảng, cũng
phải làm. Nếu không, nguy hại nó có thể làm chấm dứt sự toàn trị..
Hoàng Cao Sơn


No comments:

Post a Comment